www.fgks.org   »   [go: up one dir, main page]

KOREANA 2023 Spring (Vietnamese)

Page 1

Vai trò ngày nay của

THỦCÔNGMỸNGHỆ

ISSN 1016-0744 KOREANA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC Mùa Xuân 2023 Vol. 10 No. 1 Vai trò của thủ công mỹ nghệ ngày nay Đan thời gian từ lông ngựa Những điểm ưu việt mới của thủ công mỹ nghệ Làng thủ công nổi tiếnggốc rễ từ địa phương Bảo tàng kết nối quá khứ và hiện tại của thủ công mỹ nghệ Mùa Xuân 2023 Vol. 10 No. 1

Hình ảnh chủ đề

Phần Ba của Hội chợ Xu hướng Thủ công năm 2022 giới thiệu các tác phẩm phản ánh những lo ngại về tính bền vững của môi trường. Nhiều vật liệu khác nhau, bao gồm nhựa vinyl, khẩu trang đã qua sử dụng, báo cũ và mảnh gốm đã được biến thành tác phẩm nghệ thuật thủ công. Hội chợ Xu hướng Thủ công, được tổ chức hàng năm bởi Quỹ Thiết kế và Thủ công Hàn Quốc từ năm 2006, đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa hàng thủ công vào cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc.

Cung cấp bởi Teo Yang Studio

Thư Ban Biên tập

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

Kim Ghee-whan

GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP

Lee Jong-kook

TỔNG BIÊN TẬP

Jeon Eun-kyung

Jeon Eun-kyung

Tổng Biên tập

Vẫn còn nhiều vật dụng tôi muốn sở hữu và sử dụng. Có thâm niên làm việc lâu năm trong ngành thiết kế nên tôi có dịp đi xem nhiều thiết kế đẹp, kết quả là tôi thường bị thôi thúc bởi mong muốn trên và cũng tận hưởng điều này. Tuy nhiên, mong muốn của tôi đang dần biến mất. Tất nhiên, một nửa đúng và một nửa sai. Đúng nếu nói rằng mong muốn sở hữu không hồi kết đã chuyển sang theo đuổi giá trị trải nghiệm. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là quan niệm sở hữu nhiều đồ dùng cuộc sống mới sung túc đang dần biến mất. Khi đó, những sản phẩm và dịch vụ nào cần thiết với chúng ta?

Thời sản xuất hàng loạt do thiếu vật tư đã qua, đến thời đại ai ai cũng có thể thỏa thích sở hữu những gì mình muốn, những món đồ cần thiết trong thời đại này cần phải có giá trị và sức hút ra sao?

Giờ đây, đồ dùng cần thiết với chúng ta không phải nhiều hơn về mặt số lượng mà chính là tốt hơn về mặt chất lượng. Người ta muốn những thứ có giá trị và tiêu dùng thẩm mỹ. Việc đồ thủ công mỹ nghệ chứa đựng cả giá trị của sản phẩm và tác phẩm nhận được sự quan tâm cũng là chuyển dịch tự nhiên. Mặt khác, đã đến lúc chúng ta cần phong cách sống lựa chọn sản phẩm tốt, giữ gìn và sử dụng lâu dài. Đó chính là thái độ đúng đắn vì môi trường khi chúng ta không thể làm lơ trước khủng hoảng toàn cầu thêm được nữa. Nhà thiết kế Yang Tae-oh, tổng đạo diễn của Hội chợ Xu hướng thủ công mỹ nghệ năm ngoái, cho rằng thủ công mỹ nghệ có thể cung cấp phương án bền vững và giải quyết vấn đề xã hội. “Mọi người không biết những sản phẩm họ dùng hàng ngày được tạo thành bởi quá trình nào. Cụ thể là thiếu kiến thức về vật liệu, ai là người làm ra nó và làm thế nào bản thân họ lại sử dụng chúng. Đồng thời, mọi người sử dụng và ném chúng đi trong tình trạng không biết chúng trở thành rác thải hay được tái sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta biết rõ các công đoạn của hàng thủ công mỹ nghệ và chúng khuyến khích con người suy nghĩ về sự bền vững”. Ý kiến cho rằng thủ công mỹ nghệ đang được định nghĩa lại như một giải pháp thay thế hiệu quả có thể cứu vãn tương lai của địa phương của nghệ nhân Choi Gong-ho đang nhận được nhiều quan tâm. “Thủ công mỹ nghệ dựa trên kỹ thuật lành nghề được xem là giải pháp thay thế khắc phục nhiều vấn đề khác nhau do xã hội sản xuất hàng loạt và tiêu dùng hàng loạt mang lại. Hiện tượng thế hệ trẻ ngày nay đang hướng sự quan tâm của họ đến những nội dung văn hóa mang tính độc đáo địa phương, dần xa rời những sản phẩm và nội dung ví như ngàn điều như một cũng tạo nên sức mạnh cho sự hồi sinh của các nghề thủ công địa phương”.

Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều người bao gồm cả thợ thủ công và nhà thiết kế trẻ đồng ý với suy nghĩ này. Điều cần thiết trong thời đại ngày nay chính là tinh thần thủ công mỹ nghệ như trên. Biết đâu chúng ta có thể cứu hành tinh khỏi cơn lũ sản phẩm mới đang cuồn cuộn dâng trào.

Không phải ngẫu nhiên mà nghề thủ công lại nhận được sự chú ý không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên toàn thế giới.

BAN BIÊN TẬP

Benjamin Joinau

Je Baak

Kang Yu-jung

Kim Sang-kyun

Kim Yoon-ha

Lim Jin-young

Park Hye-jin

Park Kyung-sik

Park Sang-hyun

Seong Hye-in

BIÊN TẬP VĂN BẢN

Matthias Lehmann

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Cho Yoon-jung

Ji Geun-hwa

TRỢ LÝ BIÊN TẬP

Ted Chan

BIÊN TẬP VIÊN

Wang Bo-young

GIÁM ĐỐC NGHỆ THUẬT

Kwon Sung-nyeo

THIẾT KẾ

Kang Seung-mi

Kim Ji-yeon

Yeob Lan-kyeong

BAN BIÊN TẬP

TIẾNG VIỆT

PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

TS. Trần Anh Tiến

TS. Hoàng Thị Trang

HIỆU ĐÍNH TIẾNG VIỆT

TS. Nguyễn Thị Phương Thúy

ThS. Nguyễn Đình Minh Khuê

TS. Lê Thị Phương Thủy

TS. Cho Myeong Sook

THIẾT KẾ TIẾNG VIỆT

Trần Công Danh

ĐẶT MUA / PHÁT HÀNH

Giá mỗi bản là 6.000 won tại Hàn Quốc và US$9 tại các khu vực khác. Vui lòng tham khảo trang 80 của Koreana để biết giá đặt mua cụ thể.

DÀN CHỮ VÀ THIẾT KẾ Hong Communications, inc.

© Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc 2023

Quỹ Giao lưu Quốc tế

Hàn Quốc (Korea Foundation - KF) giữ

bản quyền đối với toàn

bộ nội dung của tạp

ch này Mọi sao chép

dưới bất kỳ hình thức nào phả được sự

đồng ý trước của KF.

Những ý kiến, nhận

định của các tác giả

bà v ết không đại d ện cho Ban B ên tập của Koreana hay KF. Tạp ch Koreana là tạp chí phát hành theo quý

được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn

Quốc cấp phép (số

đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987 , xuất bản bằng các thứ t ếng như t ếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp tiếng Đức, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, t ếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

Chuyên đề

Vaitròngàynaycủa Thủcôngmỹnghệ

Vai trò của thủ công mỹ nghệ ngày nay Shin Min-hee Đan thời gian từ lông ngựa Kang Bo-ra

42

Tiêu điểm

Vươn tới vị trí trung tâm của thị trường mỹ thuật châu Á

Cho Sang-in

Phỏng vấn

Nghệ sĩ sáng tạo nên K-zombie

Nam Sun-woo

Bảo tồn di sản

Khắc mãi giấc mộng hoàng kim

LeeGi-sook

Trên những nẻo đường

Khám phá điều mới mẻ

ở nơi quen thuộc

Kwon Ki-bong

64

Làngnghềthủcôngnổitiếng

Chân dung thường nhật Cửa hàng dụng cụ thể thao thêu bảng tên Park Mi-kyeong Giải trí

Những ẩn nghĩa đằng sau cơn sốt hẹn hò thực tế Jung Duk-hyun

Nghệ thuật ẩm thực Món canh ngải cứu cá bơn

Hương vị của mùa xuân Hwang Hae-won

Điểm nhìn Việt Nam Dịch giả đồng hành cùng

chuyên mục "Bảo tồn di sản"

của Koreana Tiếng Việt Bae Yoon-kyung

04 10 22 Mục lục
68 72 76
46 52 56
16
điểm ưu việt mới của thủ công mỹ nghệ Cho Sae-mi 28 34
Những
gốcrễtừđịaphương Choi Gong-ho Bảotàngkếtnốiquákhứvà hiệntạicủathủcôngmỹnghệ Lee So-young Nhữngngườithợthủcôngtrẻ hoànthiệnbảnsắcriêng Park Eun-young
Published quarterly by The Korea Foundation 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, Jeju-do 63565, Korea www.koreana.or.kr This magazine is printed using soy ink on FSC® certified printing paper for our future generations. Các tác phẩm thủ công xuất sắc năm 2022 do Quỹ Nghề Thủ công và Thiết kế Hàn Quốc bình chọn là sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ và tính thực tiễn của Hàn Quốc. Cung cấp bởi Quỹ Nghề Thủ công và Thiết kế Hàn Quốc
"Tinh thần thủ công mỹ nghệ"
Điều cần thiết trong thời đại ngày nay

Chuyên

Shin Min-hee Phóng viên nhật báo Korea JoongAng Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm

Nhà thiết kế nổi tiếng thế giới Yang Teo thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến ngành thủ công mỹ nghệ của địa phương và hướng đến việc phân tích di sản truyền thống theo hướng hiện đại. Trong buổi phỏng vấn, anh đã chia sẻ về tình hình hiện tại của ngành thủ công mỹ nghệ Hàn Quốc và lý do vì sao thủ công mỹ nghệ lại có vai trò quan trọng đối với đời sống thường nhật của chúng ta.

VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 5
Phần Hai của Hội chợ Xu hướng Thủ công mỹ nghê 2022 tập hợp các tác phẩm nhấn mạnh giá trị của lao động, làm
bật những điều nghịch lý trong thời đại kỹ thuật số.
nổi
“Thủ công mỹ nghệ chữa lành và vỗ về” được tổ chức tại Làng truyền thống Bukchon, Seoul trong một tháng từ ngày 1 tháng 9 năm 2022 nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Bảo tồn Di sản Hàn Quốc YÉOL. Nhà thiết kế Yang Teo là Tổng đạo diễn của triển lãm. đề 1
Cung cấp bởi Teo Yang Studio Cung cấp bởi YÉOL
Vai trò của thủ công mỹ nghệ ngày nay

Giống với xã hội phương Tây, ngành nghề thủ công mỹ nghệ của Hàn Quốc được quy thành một lĩnh vực của nghệ thuật sau thời kì cận đại. Qua đó, hàng thủ công mỹ nghệ đã vượt ra khỏi mục đích và phạm vi sử dụng ban đầu vốn chỉ là vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, giờ đây chúng trở thành đối tượng để thưởng thức nghệ thuật. Và người làm ra chúng giờ đây được nhận thức như một nghệ sĩ chứ không đơn thuần là thợ thủ công.

Tuy nhiên, khả năng tạo hình và kỹ thuật chế tác vật liệu vẫn là yếu tố giúp thủ công mỹ nghệ tách biệt với mỹ thuật và thiết kế. Thủ công mỹ nghệ hiện đại đa dạng hóa hơn một bậc về cách thể hiện như khám phá các giá trị thẩm mỹ mới, theo đuổi trật tự tạo hình thuần túy... Ngoài ra, pha trộn và sử dụng nhiều chất liệu đa dạng, vượt qua ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật cũng là một đặc trưng của thủ công mỹ nghệ hiện đại. Một trong những sự kiện quan trọng nhất của ngành thủ công mỹ nghệ Hàn Quốc là Hội chợ Xu hướng Thủ công Mỹ nghệ tổ chức thường niên. Đây là triển lãm chuyên về thủ công

mỹ nghệ do Viện Chấn hưng Thủ công Mỹ nghệ và Văn hóa Thiết kế Hàn Quốc (KCDF) tổ chức từ

năm 2006 nhằm mục đích mở rộng giá trị nghệ thuật và công nghiệp của ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Chủ đề năm 2022 là “Thực tế yêu cầu, thủ công mỹ nghệ trả lời”, tổng đạo diễn của sự

kiện nhà thiết kế Yang Teo cho rằng các nghệ nhân có thể tìm kiếm phương án giải quyết các vấn đề xã hội như rập khuôn trong lối sống, xói mòn giá trị nhân văn do sự phát triển của công nghệ số, phá hủy thiên nhiên và môi trường.

Yang Teo được biết là nhà thiết kế tham gia vào các dự án quan trọng gồm thiết kế Phòng

Lịch sử Silla tại Bảo tàng Quốc gia Gyeongju, Phòng triển lãm thường trực của Bảo tàng

Hangeul Quốc gia Hàn Quốc đến dự án tu sửa

Trung tâm triển lãm Kukje. Anh là người Hàn

Quốc đầu tiên được vinh danh trong sách “By

Design: The World's Best Contemporary Interior

Designers” (tạm dịch: “Thiết kế: Những nhà thiết

kế nội thất đương đại xuất sắc nhất thế giới”) do

Nhà xuất bản Phaidon chuyên về lĩnh vực nghệ

thuật xuất bản năm 2021 và “100 nhà thiết kế của

năm 2022” (AD100) do Tạp chí thiết kế kiến trúc

Architecture Digest bình chọn. Anh tin rằng đồ

thủ công mĩ nghệ, với đặc tính bền vững và đa

dạng, có thể cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề của xã hội đương đại. Cũng chính vìvậy, theo anh,

CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY

Phần Một của Hội chợ Xu hướng Thủ công mỹ nghệ 2022. Tác phẩm của các nghệ nhân kế thừa nét đẹp và kỹ xảo truyền thống đón chào du khách.

Yang Teo, Giám đốc điều hành của Teo Yang Studio, đang tạo dáng trong phòng trưng bày Cheongdam số 1 của Eastern Edition, thương hiệu nội thất được anh ra mắt năm 2021. Anh cắt nghĩa lại nét đẹp của Hàn Quốc phù hợp với lối sống của người hiện đại và theo đuổi những thiết kế vượt thời gian.

một lĩnh vực của quá khứ như thủ công mỹ nghệ

lại rất có thể mang đến cho chúng ta một tương lai tốt đẹp hơn

Theo anh, xu hướng hiện tại của ngành thủ công mỹ nghệ là gì?

Do có nhiệu hiện tượng đang diễn ra nên thật khó có thể định nghĩa bằng một từ nhất định. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn hết là không nên có trào lưu. Sẽ là trở ngại nếu ta cứ bị ám ảnh rằng nếu không chạy theo các trào lưu, ta sẽ bị tụt lại phía sau.

Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói thủ công mỹ nghệ không phụ thuộc vào các trào lưu, xu thế. Đó là bởi lĩnh vực thủ công mỹ nghệ thường đón nhận những người đã quá mệt mỏi với việc chạy theo các xu hướng thời thượng, từ đó tạo thành một cộng đồng những nghệ sĩ trăn trở về sự chân thành trong sáng tạo. Thủ công mỹ nghệ tồn tại chính là dành cho những người muốn thoát khỏi sự cạnh tranh xã hội, đi tìm điều bản thân thực sự mong cầu.

CHUYÊN ĐỀ 1 VAI TRÒ
NAY 7 6
Cung cấp bởi Teo Yang Studio Cung cấp bởi Teo Yang Studio

“Sưu tập” (Collect) - tác phẩm của nghệ nhân gốm sứ Kim Deok-ho và vợ anh Lee Inh-wa tham gia triển lãm “Tâm liên - Hồ sen trong lòng” được tổ chức tại Phòng trưng bày Lkate ở Seongbuk-dong, Seoul vào tháng 6-7 năm 2022. Nhà thiết kế Yang Teo ca tụng cách cặp nghệ nhân lấy cảm hứng từ các yếu tố truyền thống.

Vai trò xã hội của thủ công mỹ nghệ là gì?

Mọi người thường không biết quá trình tạo ra các sản phẩm dùng trong đời sống thường ngày như nguyên vật liệu là gì? Ai đã tạo ra chúng? Và làm thế nào họ lại sử dụng những đồ dùng này?

Họ sử dụng rồi vứt bỏ mà không hề biết liệu nó

có thể được tái chế hay trở thành rác thải. Tuy nhiên, chúng ta biết được tất cả quá trình chế tác của ngành nghề thủ công và chúng khuyến khích suy nghĩ về tính bền vững.

Thủ công mỹ nghệ có thể giải quyết vấn đề xã hội hay không?

Thủ công mỹ nghệ không thể giải quyết tất cả vấn đề, nhưng điều quan trọng là tạo lập những đối thoại mang tính xã hội. Với tôi, thiết kế chính là việc làm rõ các vấn đề xã hội với tư duy phản

biện và không ngừng thử nghiệm để đưa ra câu trả lời phù hợp và mang tính nghệ thuật. Gần đây, tôi có chuyến nghỉ phép đến Kyoto và nhận ra thật nguy hiểm nếu ta phớt lờ sử sách và chỉ tập trung vào tương lai. Kyoto là thành phố đan kết tốt lịch sử và hiện tại. Vì vậy, khi điều gì mới được tạo ra, nó có sự đan kết hợp lý về dòng chảy thời gian. Điều này có nghĩa căn cứ hợp lý đã trở thành cơ sở vững chắc cho sự đan kết này. Thiết kế cũng cần được nhìn nhận trên quan điểm lịch sử như trên. Thủ công mỹ nghệ cũng thế. Chúng ta truyền lại cho thế hệ sau một cách bài bản. Ai đó hỏi thủ công mỹ nghệ có thể giải quyết vấn đề được không? Câu trả lời là đương nhiên. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào việc công chúng thưởng thức thủ công mỹ nghệ đến mức nào.

Tại sao “vẻ đẹp Hàn Quốc” lại quan trọng đối với anh?

“Nét đẹp Hàn Quốc” mà tôi đề cập chính là truyền thống của Hàn Quốc. Có những điều xã hội vô tình lãng quên hoặc hiểu chưa đúng. Tôi

luôn muốn tái hiện lại những giá trị truyền thống dù đó là việc cần nhiều thời gian. Truyền thống luôn chứa đựng điều đẹp đẽ, mang lại giá trị tích cực. Việc nghiên cứu lịch sử và bảo tồn diện mạo truyền thống sẽ đem lại cảm hứng để ta tạo dựng

chế tác đồ thủ công ưu việt, các nghệ nhân trẻ cũng đang kế thừa rất bài bản những kĩ thuật này. Nếu đón nhận thủ công mỹ nghệ một cách cởi mở, chúng ta sẽ có thể tận hưởng những giá trị tốt đẹp mà nó mang lại trong cuộc sống thường ngày.”

nên một tương lai tốt hơn.

Theo anh, ngành thủ công mỹ nghệ của

Hàn Quốc đang hướng đến đâu?

Triển vọng của ngành rất khả quan. Tổ tiên

chúng ta đã truyền lại rất nhiều kĩ thuật chế tác

đồ thủ công ưu việt, các nghệ nhân trẻ cũng đang

kế thừa rất bài bản những kĩ thuật này. Tôi có

nhiều cơ hội làm việc với nghệ nhân trẻ và biết

được họ có sự tự hào nhất định với công việc mình đang làm. Nếu xã hội đón nhận thủ công mỹ nghệ một cách cởi mở, chúng ta có thể tận hưởng những giá trị tốt đẹp mà nó mang lại trong cuộc sống thường ngày.

Chúng ta nên thưởng thức thủ công mỹ nghệ bằng cách nào?

Có nhiều lý do khiến người ta cảm thấy thủ công mỹ nghệ khó và không dễ gần gũi. Một trong số đó có thể là vấn đề giá cả. Nhưng thực tế, đa phần các món đồ thủ công mỹ nghệ không quá đắt đỏ. Giá cả của nó cũng ở mức tương tự sản phẩm thông thường. Nhưng mọi người thường không nhận ra điều này do tâm lý e dè trước các món đồ thủ công mỹ nghệ. Nếu hỏi và so sánh giá với các sản phẩm công nghiệp, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị cao hơn rất nhiều so với giá tiền. Lý do là vì càng sử dụng chúng càng đẹp hơn.

Anh có thể giới thiệu thêm về chủ đề của Hội chợ Xu hướng Thủ công mỹ nghệ 2022 không?

Tôi cho rằng thủ công mỹ nghệ không nên dừng lại là những sự kiện mang tính nhất thời. Ví dụ, nếu ai đó đạt giải tại Giải thưởng Thủ công mỹ nghệ của Quỹ Loewe, chúng ta không nên chỉ dừng lại ở việc thông tin. Nhận được sự công

nhận từ cộng đồng quốc tế là điều đáng mừng

đối với thủ công mỹ nghệ Hàn Quốc, nhưng

trước hết mọi người cần hiểu những sản phẩm

này thực sự cần thiết trong đời sống hằng ngày.

Nếu không, niềm vinh dự và niềm vui đạt giải sẽ nhanh chóng bị chôn vùi vào dĩ vãng. Do đó, trong sự kiện vừa qua, tôi đặt trọng tâm vào việc lý giải vì sao đồ thủ công mỹ nghệ cần thiết trong

đời sống hiện đại.

Ai là những nghệ nhân đặc biệt nổi bật tại Hội chợ Xu hướng Thủ công mỹ nghệ vừa qua?

Do rất nhiều lượt đăng ký tham gia nên chắc phải tuyển chọn thêm một lần nữa. Việc chọn ra người xuất sắc nhất thật không dễ dàng. Có thể có người sẽ nghĩ “Lại người này nữa à?”. Nhưng giới thủ công mỹ nghệ cũng cần có ngôi sao. Và chúng ta cần hỗ trợ họ tối đa. Có như vậy, nhiều người mới quan tâm và muốn tìm hiểu về thủ công mỹ nghệ. Đơn cử như nghệ nhân như Kim Deok-ho và Lee In-hwa là những nghệ nhân cần được giới thiệu rộng rãi hơn. Tác phẩm của họ trên cả mức xuất sắc. Dĩ nhiên, ngoài hai nghệ sĩ này, tác phẩm của các nghệ sĩ khác cũng rất đáng trân trọng.

Dự án đáng nhớ nhất của anh là gì?

Tại Hội chợ Xu hướng Thủ công mỹ nghệ vừa qua, tôi đã làm việc với nghệ nhân Kim Deok-ho và Lee In-hwa. Gần đây, tôi cũng cùng hợp tác với họ trong dự án “Blue Bottle” chi nhánh Myeong dong. Hai nghệ nhân đã sử dụng gốm sứ để thiết kế bảng tên và bảng chỉ dẫn. Trong tương lai, tôi có kế hoạch sẽ tiếp tục hợp tác với các nghệ nhân và sớm ra mắt một vài sản phẩm. Là một nhà thiết kế, tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là phải giới thiệu nhiều nghệ nhân hơn nữa và tạo điều kiện cho họ cộng tác cùng các tổ chức, cá nhân khác. Đây chính là lý do tại sao tôi rất vui vẻ triển khai dự án “Blue Bottle”.

CHUYÊN ĐỀ 1 VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 9 8
© Kim Deok-ho, Lee In-hwa
“Tổ tiên chúng ta đã truyền lại rất nhiều kĩ thuật

Nghệ nhân Jeong Da-hye tốt nghiệp đại học chuyên ngành điêu khắc, nhưng sau đó cô chuyển sang tìm tòi khám phá vẻ đẹp cùng tiềm năng của ngành thủ công mỹ nghệ lông ngựa. Công việc của cô tái diễn tả những di sản văn hóa nghệ thuật mà bao thế hệ người Hàn đã thưởng thức trong thời gian dài bằng mỹ cảm hiện đại. Nỗ lực này mang về cho cô Giải thưởng Thủ công Loewe năm 2022.

Những chiếc giỏ làm từ lông ngựa được Jeong Da-hye lấy cảm hứng từ đồ đất nung thời tiền sử. Lông ngựa ở đây lấy từ bờm hoặc đuôi ngựa, có màu trắng, nâu, hoặc đen. Chúng có đặc tính vừa mềm mại, vừa nhẹ, lại dẻo dai nên khi tạo hình dạng khối sản phẩm không bị méo mó, biến dạng.

VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 11
Chuyên đề
2
Kang Bo-ra Phóng viên tự do Dịch. Mai Kim Chi, Mai Xuân Huyên
Cung cấp bởi Soluna Craft Korea
Đan thời gian từ lông ngựa

Trong suốt tháng 7 năm 2022, Viện bảo tàng Nghệ thuật Thủ công Seoul (Seoul Museum of Craft Art) đón đông đảo khách đến tham quan hơn hẳn thường lệ. Đó là nhờ sức hút lớn của bức ảnh được RM - trưởng nhóm BTS, cũng là người nổi tiếng yêu nghệ thuật đăng tải lên trang Instagram cá nhân sau khi anh tham quan triển lãm những tác phẩm lọt vào vòng chung kết của Giải thưởng Thủ công Loewe (Loewe Foundation Craft Prize) năm 2022. Bức ảnh đầu tiên là tác phẩm “Thời gian của sự chân thành” (A Time of Sincerity) của nghệ nhân Jeong Da-hye, lấy cảm hứng từ đồ đất nung hoa văn hình răng lược thời kỳ đồ đá mới. Giống như tên tác phẩm, chiếc giỏ làm từ lông ngựa được nghệ nhân Jeong hoàn thành sau một thời gian dài lao động miệt mài đã đạt hạng cao nhất Giải thưởng Thủ công Loewe danh giá thế giới. Đây là vinh dự trao cho tác phẩm duy nhất hội tụ tính độc đáo sáng tạo, tính nghệ thuật và tinh thần của

nghệ nhân trong số các tác phẩm tranh giải của hơn 3.100 nghệ nhân nổi tiếng đến từ 116 quốc gia.

Lông ngựa ở đây được lấy từ bờm hoặc đuôi ngựa. Jeong Da-hye, 33 tuổi, một nghệ nhân mới, đã tỉ mẩn đan từng sợi từng sợi loại vật liệu lạ lẫm chưa được công chúng biết đến, tạo nên những đồ vật có kết cấu hình dạng độc đáo chưa từng thấy ở bất cứ đâu. Cô xỏ qua lỗ kim những sợi lông ngựa vừa mảnh như tóc vừa bán trong suốt, rồi đan kết thành những vật dụng như dây chuyền hoặc mũ. Bên cạnh đó, cô cũng chế tác những đồ trang trí tao nhã mô phỏng hình dạng các di vật lịch sử bằng đất nung.

“Thời gian của sự chân thành” của nghệ nhân

Jeong Da-hye, tác phẩm

được trao Giải thưởng

Thủ công Loewe lần thứ 5 vào năm 2022. Viện bảo tàng Nghệ thuật Thủ công

Seoul (Seoul Museum of Craft Art) đã tổ chức triển lãm, trưng bày trước công chúng các tác phẩm lọt vào vòng chung kết giải thưởng này trong suốt tháng bảy năm vừa qua và đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.

Vì sao nghệ nhân chú ý đến chất liệu mới lạ như lông ngựa?

Lông ngựa là vật liệu phổ biến trong xã hội phân tầng giai cấp thời kỳ Joseon (1392-1910). Chúng được dùng làm các loại mũ bao gồm gat (mũ có chóp hình trụ, rộng vành) mà nam giới quý tộc đội khi đi ra ngoài, hoặc các vật dụng đội đầu thường ngày trong nhà để giữ lễ nghi như manggeon (băng đô búi tóc), tanggeon (mũ đội bên trong mũ gat). Ngoài dùng làm vật đội đầu, lông ngựa còn được sử dụng rộng rãi để làm ghệt tay áo (ống tay áo) hay đồ trang sức. Tôi tiếp xúc vật liệu lông ngựa lần đầu vào năm 2017, khi tham gia dự án do Quỹ Nghề Thủ công và Thiết kế Hàn Quốc (Korea Craft & Design Foundation) quản lý. Sau đó tôi học kỹ thuật xử lý lông ngựa từ người bảo tồn nghề làm manggeon và từ người tốt nghiệp đào tạo nghề làm mũ tanggeon. Cả hai nghề thủ công này đều là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo tôi được biết, cô theo chuyên ngành điêu khắc ở đại học. Ngành thủ công mỹ nghệ lông ngựa có vẻ khác xa với chuyên ngành cử nhân của cô, vậy đâu là điểm thu hút của ngành thủ công này?

Khi bắt đầu làm việc với lông ngựa tôi hết sức lo lắng. Tôi rất trăn trở liệu việc lựa chọn bắt đầu học lên cao học vào cuối độ tuổi 20 có phải là quyết định đúng đắn hay không. Đồng thời để trang trải cuộc sống, cuối tuần tôi làm thêm bán thời gian, trong tuần thì vừa chế tác vừa học. Để tạo ra một vật hình khối bằng chất liệu lông ngựa, đầu tiên phải nối từng sợi ngắn với nhau, sau đó dùng kim đan khít chúng lại. Công việc lao động giản đơn lặp đi lặp lại này đã mê hoặc tôi. Nhìn từng sợi lông ngựa mỏng manh dần kết thành một khối vững chắc, tôi thêm can đảm rằng mình có thể làm tốt ở lĩnh vực này.

Cuối tháng sáu năm ngoái, 30 nghệ nhân thủ công

khắp thế giới lọt vào danh

sách chung cuộc tham dự

lễ trao tặng Giải thưởng

Thủ công Loewe năm

2022 tề tựu tại Viện bảo

tàng Nghệ thuật Thủ công

Seoul chụp hình lưu niệm.

Thật thú vị khi làm ra đồ thủ công hữu ích từ lông động vật. Nó gợi cảm giác ban sơ, lại thân thiện môi trường. Trước đây, lượng rác thải lớn sinh ra khi điêu khắc luôn khiến tôi bận lòng. Chế tác thủ công từ lông ngựa thì khác. Nó chẳng những không tạo ra nhiều chất thải, mà ngay cả khi tác phẩm bị bỏ đi cũng không gây hại cho môi trường. Tôi rất hài lòng ở điểm này. Khuôn gỗ dùng khi đan cũng do tôi tự tay cắt gọt.

Nghệ nhân có thể chia sẻ về quá trình chế tác được không?

Dụng cụ chỉ cần lông ngựa, kim, kéo và khuôn gỗ là đủ. Đầu tiên, tôi chọn ra những sợi lông ngựa có độ dày đồng đều và suôn mượt. Tiếp theo, tôi cắt và chuẩn bị khuôn gỗ theo hình dạng mong muốn. Kế đến, cột lông ngựa vào khuôn rồi dùng kim đan kết các sợi khít vào nhau. Sau khi đan xong, cho sản phẩm vào nước sôi xử lý nhiệt để cố định hình dạng. Cuối cùng là để khô tự nhiên rồi lấy ra khỏi khuôn là hoàn tất. Quá trình thực hiện khá đơn giản.

Nghe nói cô đến từ Jeju. Lông ngựa có được trực tiếp cung cấp từ đó không?

Một người quen hiện đang điều hành trang trại ở Jeju thỉnh thoảng có cắt lông ngựa và gửi cho tôi. Nhưng chỉ với số lượng đó thì không đủ. Hiện tôi sử dụng nhiều loại lông ngựa nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc, Mông Cổ,...

Theo nghệ nhân, khó khăn khi xử lý một vật liệu tự nhiên như lông ngựa là gì?

Một bó lông ngựa nhiều lắm chỉ sử dụng được khoảng từ 10% đến 20%. Thời gian đầu, vì tiếc nên tôi dùng cả các sợi không được tốt lắm, nhưng khi hoàn thành, hình dáng sản phẩm không đẹp. Bây giờ bằng cảm nhận của đôi tay, tôi đã khá thành

CHUYÊN ĐỀ 2 VAI TRÒ
NAY 13 12
CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY
Cung cấp bởi Soluna Craft Korea Cung cấp bởi Viện bảo tàng Nghệ thuật Thủ công Seoul

“Giờ đây khác với trước kia, tôi cảm thấy mình đang mang theo một sứ mệnh.

Vì một nhánh của thủ công truyền thống mai một dần cũng đồng nghĩa với việc một ngả đường lưu dấu tinh thần dân tộc của chúng ta tan biến vậy.”

thạo trong việc tuyển chọn ra những sợi lông ngựa chất lượng tốt. Ngồi làm việc cả ngày tuy gây áp lực lên phần cổ tay và vai, nhưng có lẽ đây là khó khăn chung mà người thợ thủ công mỹ nghệ nào cũng gặp phải.

Việc chế tác dường như được chia thành hai khuynh hướng chính. Một là làm những vật dụng thường ngày như dây chuyền, đồ chơi treo nôi, ghệt tay áo; hai là chế tạo những đồ vật mô phỏng di vật lịch sử bằng đất nung có họa tiết răng lược. Nghệ nhân có thể chia sẻ đôi lời về phong cách chế tác của mình không? Thời gian đầu, tôi hướng đến tính ứng dụng nên chủ yếu tập trung phát triển những sản phẩm như dây chuyền hay đồ chơi treo nôi. Dần dà tôi cảm thấy tiếc vì chưa truyền tải trọn vẹn cảm hứng mà mình thụ đắc từ lông ngựa. Tôi muốn thể hiện một cách hiệu quả hơn đặc tính độc đáo của lông ngựa, chẳng hạn như sự vững chắc khi tạo thành hình khối, hay sắc óng ánh khi có ánh sáng chiếu vào.

Tôi rất thích những cổ vật thời tiền sử. Qua những vật thể hình dạng giản đơn, tôi cảm nhận được sức mạnh đôi tay của con người thời ấy. Vì vậy, tôi nghĩ đến việc thử thể hiện sức mạnh của lông ngựa mà tôi cảm nhận được thông qua những

vật hình dạng khác lạ, mộc mạc như đồ đất nung hoa văn răng lược. Đến nay, tôi đang thử sức với các tác phẩm kiểu đồ đất nung với nhiều loại hình dạng và kích cỡ.

“Thời gian của sự chân thành”, tác phẩm đạt giải cao nhất vòng chung kết Giải thưởng Thủ công Loewe được làm công phu đến mức ngạc nhiên. Nghệ nhân mất bao lâu để hoàn thành tác phẩm này?

Tác phẩm này sáng tạo dựa trên hình dạng đồ đất nung thời cổ đại. Vì tác phẩm dự thi giải thưởng quốc tế nên tôi muốn gửi vào đó tính lịch sử và vẻ đẹp của thủ công mỹ nghệ lông ngựa truyền thống. Tôi đã mượn một phần hoa văn trên sabangwan, một loại mũ thời Joseon mà nam giới sử dụng. Sản phẩm hoàn thành trong khoảng hai tháng. Việc chế tác cần một thời gian dài cũng là thông điệp quan trọng tôi muốn gửi gắm qua tác phẩm. Tên gọi “Thời gian của sự chân thành” ra đời từ đó. Phải góp nhặt sự chân thành từ từng ngày, từng ngày mới có thể biến những sợi lông ngựa thành một vật hình khối. Đây cũng chính là điều tôi tâm niệm với bản thân. Để có cuộc sống tự chủ, độc lập, tôi phải sống chân thành từng ngày trong đời.

Phản ứng nào từ người xem triển lãm khiến nghệ nhân nhớ mãi?

Nhiều người bất ngờ khi biết tuổi của tôi. Có lẽ mọi người nghĩ tác giả của sản phẩm thủ công truyền thống hẳn là nhiều tuổi. Tôi bắt đầu công việc vì thấy thú vị, nhưng giờ đây khác với trước kia, tôi cảm thấy mình đang mang theo một sứ mệnh. Vì một nhánh của thủ công truyền thống mai một dần, cũng đồng nghĩa với việc một một ngả đường lưu dấu tinh thần dân tộc của chúng ta tan biến vậy. Tôi theo đuổi ngành này và mới ở nửa đầu độ tuổi 30, nên nghề thủ công từ lông ngựa sẽ còn kéo dài thêm vài chục năm nữa.

Nghệ nhân nghĩ gì về giá trị của thủ công mỹ nghệ Hàn Quốc?

Ghệt tay áo được nghệ nhân chế tác bằng kỹ thuật truyền thống. Thời xưa, ghệt tay áo làm từ lông ngựa được đeo vào cánh tay để ngăn đổ mồ hôi vào mùa hè.

Jeong Da-hye tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành điêu khắc và cao học chuyên ngành dệt sợi. Cô ra mắt tác phẩm thủ công mỹ nghệ lông ngựa truyền thống mang hơi thở hiện đại. Manggeon, một loại băng đô quấn đầu nam giới quý tộc để giữ tóc không bị rớt, dưới bàn tay nghệ nhân trở thành vật dụng có thêm công dụng mới làm trang sức cho nữ giới.

Tiêu chí tôi đặt ra khi làm việc luôn là “bản thân tôi”. Quan trọng nhất là tác phẩm đó tôi có hài lòng hay không, đã đáp ứng được tiêu chuẩn bản thân mình đặt ra hay chưa. Thủ công mỹ nghệ Hàn Quốc cũng thế. Đó chính là cái của riêng chúng ta, theo cách nhìn của dân tộc mình, chứ không phải theo tiêu chuẩn của người ngoài. Lẽ nào cái đẹp trong mắt dân tộc mình lại không có được sự đồng cảm của thị trường thế giới hay sao?

VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 15 CHUYÊN ĐỀ 2 14
Cung cấp bởi Soluna Craft Korea
Cung cấp bởi Soluna Craft Korea

Những điểm ưu việt mới

của thủ công mỹ nghệ

Thủ công mỹ nghệ đương đại Hàn Quốc đang

xây dựng một mô hình mới. Thời gian qua, trong khi có những nghệ nhân khám phá những khả năng mới

từ các vật liệu chưa được sử dụng nhiều, thì cũng

xuất hiện những nghệ nhân sử dụng các tiện íc

văn minh, phá vỡ quan niệm thông thường rằng

“Thủ công mỹ nghệ là làm việc bằng tay”.

Sự thay đổi này khởi phát từ mối trăn trở

làm sao để xác định lại bản chất của thủ công

mỹ nghệ cho phù hợp với thời đại.

VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 17
(Từ trái qua, theo chiều kim đồng hồ) “Bộ sưu tập AFF” của 1s1t Kang Young-min, “D-SABANG” của Ryu Jong-dae, “PaperBricks” của Lee Woo-jai và đồ trang sức nghệ thuật của Han Eun-seok.
Chuyên đề 3
Cho Sae-mi Nhà phê bình nghệ thuật Dịch. Bùi Phan Anh Thư Courtesy of the artists

Ngày nay, khi mạng xã hội (SNS) đã bắt rễ vào đời sống hàng ngày, thủ công mỹ nghệ Hàn Quốc cũng trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng. Thông qua mạng xã hội như Instagram hay Facebook, những thợ thủ công trẻ không những chia sẻ các tác phẩm của họ mà còn công khai cả quy trình chế tác ra sản phẩm ấy. Các cơ quan nhà nước cũng đang nỗ lực để quảng bá thủ công mỹ nghệ

đến công chúng bằng nhiều cách thức như giới thiệu đoạn clip

quay hình ảnh các nghệ nhân truyền lại nghề thủ công truyền thống hoặc tổ chức chương trình trải nghiệm cho người dân.

Sự thay đổi này không chỉ dừng lại ở đây. Ngày càng xuất

hiện nhiều nghệ nhân tích cực tận dụng nhựa, chất thải công

nghiệp và vật liệu tái chế mà trước đây không được xem là vật

liệu thủ công, nhờ đó khái niệm về nghề thủ công mỹ nghệ

đang rộng mở hơn trước. Nếu chỉ xét trong các quy phạm và

sự phân loại sẵn có như đồ gốm sứ, đồ kim loại, đồ gỗ, đồ vải sợi, v.v. thì thật khó để giải thích về đồ thủ công mỹ nghệ hiện đại.

Bây giờ ta cùng điểm qua công việc chế tác của bốn nghệ nhân đang được chú ý gần đây. Họ có cùng đặc điểm là hoạt động trong môi trường quốc tế với nền tảng là các dịch vụ mạng xã hội, họ đi tìm ý nghĩa của các phương thức chế tác và luôn suy tư về cuộc sống trường tồn của nhân loại.

TÁI DIỄN GIẢI VỀ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU

Thoạt nhìn, những cây cột hình hộp chữ nhật cao đến thắt lưng trông giống như những khối xi măng, nhưng ta có thể cảm nhận được nguồn khí lực ấm áp tỏa ra từ chất liệu của một bề mặt lệch chuẩn. Và một vài cây cột màu đen trong số

ấy khiến ta tự hỏi về vật liệu mà chúng được tạo ra. Đó là tác

Bằng cách biến giấy báo phế thải thành tác phẩm điêu khắc, tác phẩm mới mang tên “In Presence” của Lee Woo-jai đặt ra nghi vấn về những định kiến đối với đặc tính của giấy.

Triển lãm “Reborn” của 1s1t được tổ chức vào tháng 12 năm 2020 tại Nhà Triển lãm Punto Blu ở phường Seongsu, Seoul. Sau triển lãm này, anh nhận được nhiều cuộc gọi đặt hàng từ nước ngoài. Là một thành viên của nhóm nghệ thuật 1s1t, Kang Young-min đã đề xuất ra một loại hình hợp tác mới bằng cách chế tạo ra đồ nội thất và nhiều vật trang trí đa dạng bằng nhựa PVC phế thải.

phẩm “In Presence”, được chế tác năm 2022 của nghệ nhân Lee Woo-jai. Anh chú ý đến chất liệu giấy báo thường thấy quanh ta. Anh ấy đã thổi một hơi thở mới vào vật liệu giấy báo, những thứ có khi chúng bị bỏ đi sau khi đọc qua một lần hoặc trước cả khi được đọc đến. Tuy nhiên, người xem không thể đọc được loại chữ in trong tác phẩm của anh và họ cũng khó mà nhận ra việc anh sử dụng vật liệu là giấy báo. Bởi vì nghệ nhân này đã nghiền nát tờ báo mà biến nó trở lại thành bột giấy.

Giấy có thể mềm hoặc cứng. Chúng cũng có thể nhẹ hoặc nặng. Anh thử sức mình trong những định kiến về đặc tính của giấy và đặt ra nghi vấn rằng “Cái gì mới là thật?”. Để diễn đạt ý nghĩ này, nhất thiết cần phải làm thủ công. Kết cấu bề mặt của tác phẩm sẽ khác đi tùy theo tỷ lệ trộn của hỗn hợp nước, chất kết dính và bột giấy. Thông qua vô số những thí nghiệm và quy trình thủ công lặp đi lặp lại, anh đã tìm ra được công thức của riêng mình để tạo ra hiệu quả mong muốn. Người nghệ nhân muốn tìm ra một trật tự thẩm mỹ thông qua cách khám phá đặc tính của một thứ vật liệu phổ biến là giấy. Hơn nữa, anh liên tục thực hiện những cuộc thử nghiệm nhằm hướng tới sự trải nghiệm về sự tương giao giữa thị giác và xúc giác.

Những tác phẩm của Lee Woo-jai vô cùng tĩnh lặng. Những tờ báo được phát hành ở các quốc gia nay được biến thành một loại vật liệu phổ biến và khách quan được gọi là giấy, mặc cho các sự kiện chính trị, xã hội, kinh tế được ghi nhận trên những tờ báo ấy có tầm quan trọng ra sao. Những sự kiện hay những vụ tai nạn đăng trên các tờ báo giờ được tụ hội thành một tác phẩm, không còn ồn ào nữa.

VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 19
CHUYÊN ĐỀ 3 18
© 1s1t Youngmin Kang
© Lee Woo-jai

Chuyên

Choi Gong-ho Nhà nghiên cứu lịch sử thủ công mỹ nghệ

Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai & Tập thể lớp Biên dịch tiếng Hàn nâng cao khóa 2019, Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

-Gốcrễtừđịaphương

Trong từng sản phẩm thủ công đều cô đọng văn hóa của một vùng nào đó. Những địa phương sản sinh ra số lượng lớn nguyên liệu chất lượng cao là cơ sở cho

các hoạt động thủ công, và bản sắc địa phương như lịch sử và văn hóa được lồng trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong những năm gần đây, nghề thủ công truyền thống có gốc rễ từ các địa phương đang

được chú ý trở lại nhờ sự quan tâm của toàn cầu đến tính địa phương.

TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY

“Gyuhap chongseo” (Khuê cáp tùng thư) là cuốn sách tổng hợp các thông tin cần thiết cho cuộc sống được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX. Nội dung sách có phần nói về những sản phẩm danh tiếng được sản xuất trên toàn quốc, giúp ta đọc được cái nhìn của người tiêu dùng thời bấy

Kim Hong-do (Kim Hoằng Đạo, 1745-?).

“Dệt chiếu”. Cuối thế kỷ XVIII. Mực và tô màu nhạt trên giấy. 28cm × 23,9cm.

Người cha dệt chiếu theo

giọng đọc của con trai nhỏ, người mẹ đang quay xa kéo sợi. Trong thời đại Joseon, nghề thủ công là công việc lao động hàng ngày để duy trì sinh kế.

giờ nên có giá trị sử liệu cao. Trong số các làng nghề thủ công nổi tiếng được ghi chép bởi tác giả Bingheogak (Bằng Hư Các) họ Lee, có những nơi đã không còn giữ được truyền thống nhưng phần lớn vẫn duy trì được danh tiếng cho đến tận ngày nay.

Truyền thống của nghề thủ công đều có gốc rễ từ địa phương mà không hề có ngoại lệ, bởi vì nền tảng của cộng đồng sinh sống và tích lũy trí tuệ chính là địa phương. Có thể

nói khi dùng tay làm nên các vật dụng sinh hoạt và chia sẻ cho nhau để cùng sử dụng, thời gian từng người nỗ lực mài giũa tay nghề chính là lịch sử của nghề thủ công. Trong xã hội truyền thống, việc làm ra các sản phẩm bằng nguyên liệu dễ tìm ở gần là chuyện phổ biến. Chiếu hoa ở đảo Ganghwa, vải

gai ở núi Hansan, đồ thủ công từ tre ở Damyang và đồ khảm xà cừ ở Tongyeong cũng dựa trên nguồn nguyên liệu phong phú có sẵn ở địa phương đó. Các sản phẩm thủ công nổi tiếng do nghệ nhân chế tạo khó có thể đi xa khỏi những vùng sản sinh ra nguyên liệu chính. Vì thế, những tác phẩm thủ công nổi bật thường được nhắc đến cùng với vùng sản sinh ra nguyên liệu để làm nên chúng và được công nhận là sản phẩm nổi tiếng.

SỰ HỢP SỨC CỦA CỘNG ĐỒNG

Tongyeong là thành phố nằm ở bờ biển phía Nam, bào ngư vùng này được biết đến với hoa văn tuyệt đẹp và sắc nét hơn các vùng khác nhờ chiến thắng dòng chảy xiết của eo biển hẹp. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được gia công từ vỏ bào ngư này được gọi là najeon chilgi (đồ khảm xà cừ). Đồ khảm xà cừ Tongyeong là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng đúng nghĩa được yêu mến trong một thời gian dài và làsảnphẩmthủcôngtiêubiểuđãtồntạilâuđời,vượtquanhững

Kim Hong-do. “Lò rèn”. Cuối thế kỷ XVIII. Mực và tô màu nhạt trên giấy.

27,9cm × 24cm.

Hình ảnh những chàng trai hứng khởi làm việc, dùng búa sắt nện lên khối sắt đã được nung trong lửa ở trên đe được mô tả rất rõ.

Lò rèn là nơi sản xuất đủ loại công cụ bằng sắt cần thiết cho đời sống, tuy ngày nay hầu như đã biến mất không còn nữa nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể bắt gặp được ở những ngôi chợ truyền thống ở tỉnh lẻ.

23
VAI
đề 4
Làngthủcôngnổitiếng
© Bảo tàng Quốc gai Hàn Quốc © Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc

Kim Bong-ryong (Kim Phụng Long, 1902-1994).

Bình hoa đất nung phủ

sơn mài hoa văn

phượng hoàng và các

đường uốn lượn Loa

điền thất ngóa thai

phượng hoàng đường

thảo văn hoa bình). Thập

niên 1930. Đường kính

miệng 27cm, đường kính thân 27cm, chiều cao 61cm.

Là tác phẩm đoạt giải trong Triển lãm Mỹ thuật Joseon năm 1936, bình hoa bằng đất nung được quét sơn mài và sau đó được trang trí lộng lẫy bằng họa tiết phượng hoàng, hoa hồng Sharon, dây leo uốn lượn. Kim Bong-ryong xuất thân từ Tongyeong được biết đến là người đã thể hiện kỹ thuật táo bạo và phát triển nghệ thuật sơn mài lên một bậc. Năm 1966, ông đã trở thành nghệ nhân najeonjang di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên được công nhận.

biến đổi đột ngột của thời đại. Tiềm lực này có thể tìm thấy từ sự tiếp nối giữ gìn sợi dây gắn kết từ thời xa xưa của những nghệ nhân ở cùng một vùng.

Tongyeong là nơi đóng quân của lực lượng thủy quân trong chiến tranh Nhâm Thìn Oa loạn (Nhật Bản xâm lược Triều Tiên năm 1592 - chú thích của người dịch). Chỉ huy đạo

quân khi ấy là Tướng quân Yi Sun-shin (Lý Thuấn Thần, 1545-1598), người nổi tiếng với chiếc thuyền rùa. Đằng sau việc Tongyeong trở nên vang danh về đồ thủ công mỹ nghệ có bối cảnh lịch sử như thế. Thời điểm này cũng là lần đầu tiên một xưởng thủ công tập hợp các nghệ nhân tài hoa trong vùng

được vận hành có hệ thống để cung cấp quân nhu và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Kể từ đó, số lượng xưởng thủ công ngày càng nhiều lên và xuất hiện cụm từ “12 xưởng Tongyeong”, tên gọi này không có nghĩa là có 12 xưởng thủ công mà có nghĩa văn hóa thủ công đã phát triển và có nhiều xưởng thủ công ra đời.

Najeonjang (thợ khảm), người mài mỏng vỏ bào ngư để làm nên hoa văn sẽ không thể tác nghiệp một mình mà không có sự trợ giúp của những người thợ khác như somokjang (thợ mộc tạo hình cho khối gỗ) hay chiljang (thợ sơn),... Ngoài ra cả duseokjang (thợ kim loại) làm bản lề cũng phải góp sức. Tóm lại, nghề khảm xà cừ là thành quả của sự hợp lực giữa những nghệ nhân sống gần nhau. Tại Tongyeong hiện nay, những najeonjang, somokjang, duseokjang vẫn quây quần sống gần nhau như máu mủ ruột thịt.

Jeosan pareup (trữ sản bát ấp) có nghĩa là vùng cỏ gai mọc tốt, chỉ tám ngôi làng ở vùng Seocheon, tỉnh Chungcheongnam, nơi có sản lượng cây gai lớn nhất Hàn Quốc. Tương tự thế, seoksanpareup (tịch sản bát ấp) là tên gọi tám ngôi làng ở khu vực sông Nakdong nổi tiếng với nghề dệt tấm trải bằng sậy. Như vậy, làng nghề nổi tiếng không đến từ tài nghệ của một hai nghệ nhân. Phải có sự hợp tác theo hệ thống của cộng đồng sản xuất và phân phối cả vùng thì danh tiếng mới có thể bay xa. Chẳng hạn như để làm nên một cây quạt tre hapjukseon có đến 6-7 xưởng thủ công cùng phối hợp chặt chẽ. Các công đoạn từ vót tre làm nan quạt, dán úp cật tre lại, gấp giấy theo hình nan quạt, khắc tranh lên tre bằng indu (công cụ bằng sắt nung nóng) cho đến chạm khắc seonchu (phiến chuỳ) - vật trang trí treo ở cuối tay cầm - càng được chia nhỏ thì hiệu suất công việc cũng như mức độ hoàn thiện sẽ càng cao.

Kim Bong-ryong. Khay tròn cẩn xà cừ có hình lá sen với hoa văn hai con chim phượng hoàng Loa điền song phụng văn liên diếp hình quả bàn). Sau năm 1945. 40 × 40cm. Kim Bong-ryong cũng nổi tiếng nhờ việc mở xưởng mỹ nghệ đào tạo ra nhiều nghệ nhân ở Tongyeong và Wonju. Vỏ trai, ốcmột trong hai nguyên liệu quan trọng nhất của kỹ thuật cẩn xà cừ - ở Tongyeong được xem là xuất sắc nhất, trong khi nhựa cây sơn ta - nguyên liệu còn lại - ở Wonju được xem là số một từ thời xa xưa.

LỢI THẾ ĐỊA LÝ

Yugi là chén bát đồng thau rất hữu ích vào mùa đông lạnh giá. Nếu đặt bát cơm ở góc nhà có hệ thống sưởi nền ondol và phủ chăn lên thì mấy tiếng sau bát vẫn nóng rẫy đến mức không dám chạm tay vào. Yugi được xem là vật quý giá bởi nó có màu vàng óng và độ bền đến mức có thể truyền lại cho đời sau. Từ sau thế kỷ XVIII, chén bát đồng thau được người dân sử dụng rộng rãi và kỹ thuật làm bát đã lan rộng ra toàn quốc. Đặc biệt, yugi của Anseong thuộc tỉnh Gyeonggi và làng Napcheong, Jeongju, tỉnh Pyeonganbuk là hai tên tuổi lớn của chén bát đồng thau. Hai vùng này có điểm chung đều là vùng trọng điểm của mạng lưới lưu thông xuyên lục địa đến Seoul. Thành phố Anseong ở gần Seoul đã xây dựng được tiếng tăm khi cung cấp chén bát đồng cho các sĩ đại phu trong kinh thành khi xưa. Yugi của Anseong được đúc bằng cách đổ kim loại nóng chảy vào khuôn. Thành ngữ “anseong matchum” có nghĩa là “điều kiện hay hoàn cảnh đều hết sức phù hợp”, bắt guồn từ việc lấy bát ra khỏi khuôn đúc một cách trơn tru, chuẩn xác không gặp phải trở ngại gì. Yugi của Anseong là sản phẩm nổi tiếng đến mức bất kỳ ai cũng biết, dẫn đến xuất hiện cả cách nói này. Ngược lại, yugi của Napchong là loại chén bát bằng đồng thau được làm bằng kỹ thuật rèn bangjja do 3-4 người thợ đứng quây thành vòng tròn nện miếng sắt được đặt trên đe bằng những chiếc búa to, nhỏ khác nhau. Xử lý khối sắt nóng đỏ là việc không hề dễ dàng, công đoạn nào cũng khó khăn vô cùng nên sự đoàn kết giữa các nghệ nhân rất khác biệt và họ tự hào về điều đó. Đặc biệt, các nhạc cụ như cồng, chiêng phải được chế tạo bằng kỹ thuật bangjja thì mới có thể tạo ra âm thanh chuẩn xác. Vì vậy, khi chế tạo nhạc cụ, người ta thường làm trong màn đêm tĩnh lặng khi những huyên náo của cuộc sống hàng ngày lắng xuống để có được âm thanh tinh xảo. Mặt khác, thành phố Namwon, tỉnh Jeollabuk là vùng có kỹ thuật làm đồ gỗ mỹ nghệ phát triển dựa trên nguồn tài nguyên gỗ trù phú của dải núi Jiri. Ở nơi đây, người ta gắn gỗ lên khung tiện và đẽo gọt. Máy tiện sử dụng trục quay cực kỳ hiệu quả trong việc tạo ra loại bát tròn nhỏ có nhu cầu sử dụng cao như chén bát ăn cơm, đồ thờ cúng và bát vo gạo. Máy tiện cũng xuất hiện trong tranh dân gian thời đại Joseon, ta có thể thấy được quy trình sản xuất đồ gỗ truyền thống qua các bức tranh đó. Ở Namwon, kỹ thuật tiện máy là phương pháp truyền thống vẫn được lưu truyền đến ngày nay.

CHUYÊN ĐỀ 4 25 24 VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY
Làng nghề nổi tiếng không đến từ tài nghệ của một hai nghệ nhân.
© Bảo tàng Lịch sử Wonju © Bảo tàng Lịch sử Wonju
Phải có sự hợp tác theo hệ thống của cộng đồng sản xuất và phân phối cả vùng thì danh tiếng mới có thể bay xa.

Và như vậy, tại quê hương của sản phẩm nổi tiếng, những nghệ nhân kiệt xuất cùng tranh tài và phát triển, những người trẻ theo đuổi danh tiếng đó đã tiếp tục kế thừa truyền thống của địa phương. Đó chính là nền tảng để di sản văn hóa phi vật thể được truyền lại đến ngày nay. Năm 1962, Hàn Quốc đã ban hành Luật Bảo vệ Di sản văn hóa, thiết lập chính sách bảo vệ di sản phi vật thể và đã trở thành ví dụ điển hình về di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

GIẢI PHÁP CHO TƯƠNG LAI

Tính địa phương của thủ công mỹ nghệ lại mang một ý nghĩa khác ở thời hiện đại. Sau công cuộc hiện đại hóa, văn hóa phát triển tập trung ở đô thị, nhưng ở địa phương thì lại bước vào con đường suy thoái. Dạo gần đây, việc tính địa phương nổi lên thành luận điểm của những cuộc tranh luận nhân văn cũng là do nguy cơ biến mất của các địa phương. Những lúc thế này, nghề thủ công đang được nhìn nhận lại như một giải pháp hiệu quả có thể cứu vãn tương lai của địa phương, đây là hiện tượng không chỉ diễn ra ở Hàn Quốc mà còn ở trên toàn thế giới. Những nhà sáng tác trẻ tìm kiếm cảm hứng từ thủ công địa phương, còn những nghệ nhân thủ công địa phương diễn giải lại kiến thức và kỹ thuật của bản thân và đi tìm hướng đi mới.

Nghề thủ công đòi hỏi những kỹ thuật thuần thục được nhận thức là một phương án có thể khắc phục nhiều vấn đề khác nhau mà một xã hội sản xuất và tiêu thụ hàng loạt đem lại. Hiện tượng thế hệ trẻ ngày nay hướng sự chú ý sang các nội dung văn hoá mang đậm tính địa phương đặc trưng, thoát

Những chiếc bát đĩa đồng thau đa dạng do nghệ nhân yugi Kim Soo-young và nhà thiết kế Gio Ki-sang kết hợp tạo nên qua dự án YÉOL. Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - nghệ nhân yugi Kim Soo-young và cũng là người tiếp nối sức sống của yugi của Anseong - đã cho ra mắt những sản phẩm yugi mang hơi thở hiện đại cùng các nhà thiết kế trẻ.

Chiếc quạt do Kim Daesung - người hoàn thành khóa đào tạo nghề truyền thống - tham gia sáng tác khi thực tập tại Xưởng Sáng tạo của Viện Di sản Phi vật thể Quốc gia năm 2021. Tiếp nối người cha là nghệ nhân seonjajang kiêm Di sản phi vật thể quốc gia, anh là đời thứ năm đang giữ gìn sức sống của quạt truyền thống vùng Jeonju.

ra khỏi những nội dung và sản phẩm với thiết kế nghìn kiểu như một đã góp sức cho sự hồi sinh của các làng nghề thủ công. Đây là lúc tập trung trí tuệ để tay nghề của nghệ nhân và nền văn hoá thủ công của địa phương sản sinh ra kỹ thuật ấy thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái địa phương.

Chiếc hộp làm bằng vải bông của tác giả Park Gyeong-hyi, người sống bằng nghề chần bông đời thứ hai ở Tongyeong. Hiện nay, bà đang sử dụng hoa văn chữ Á 亞), kế thừa truyền thống nghệ thuật chần bông của Tongyeong đã gần như biến mất.

Nghề dệt cói tạo ra những vật dụng đa dạng cần thiết cho cuộc sống với chất liệu cói đã đặc biệt phát triển ở đảo Ganghwa.

Trong ảnh là những chiếc hộp hình con ngỗng - sản phẩm hợp tác của nghệ nhân wanchojang Huh Sung-ja - người đã hoàn thành khóa đào tạo nghề và Studio Word.

Chiếc đèn trần do nghệ nhân ipjajang Jeong Chunmo - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hợp tác với Studio Word tạo nên.

Ipjajang là nghệ nhân làm gat (mũ truyền thống) và nghệ thuật làm gat chủ yếu được truyền lại ở vùng Tongyeong và Jeju.

Cung cấp bởi Viện Chấn hưng Văn hóa Thủ công - Thiết kế Hàn Quốc

27 VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY
CHUYÊN ĐỀ 4 26
Cung cấp bởi YÉOL
Cung cấp bởi Viện Di sản Phi vật thể Quốc gia / Ảnh. Seo Heun-kang Cung cấp bởi Viện Chấn hưng Văn hóa Thủ công - Thiết kế Hàn Quốc
Cung cấp bởi Studio Word

Bảo tàng kết nối quá khứ và hiện tại của thủ công mỹ nghệ

BảotàngThủcôngmỹnghệSeoultọalạcởphường

Angguk,Seoullàbảotàngthủcôngmỹnghệcônglập

đầutiênởHànQuốc,mởcửaphụcvụthamquansớm

vàotháng7năm2021vàmởcửachínhthứcvàotháng

11cùngnăm.Khởiđầusuônsẻvớitỉlệđặtchỗtrung

bìnhlà95,7%bấtchấpđạidịchCOVID-19,Bảotàng

đãnổilênnhưmộtđịađiểmhấpdẫnmớicủaSeoul

đápứngnhucầuvàkỳvọngcủacôngchúng.

Toàn cảnh trước Tòa nhà Triển lãm 1 của Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul.

Tường rào cùa Trường Nữ trung học Pungmun đã bị dỡ bỏ nhưng sân chơi rộng lớn vẫn được giữ nguyên, tạo ra một không gian mở dành cho tất cả mọi người. Đá khoáng masato được rải lên bề mặt sân nhằm giữ lại nét đặc trưng của không gian trước đây, đồng thời giúp khách tham quan không cảm thấy khó chịu khi đi bộ.

VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 29 Chuyên đề 5
Lee So-young Cộng tác viên tòa soạn Dịch. Nguyễn Thị Ly
Cung cấp bởi Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul

Logo của Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul do công ty Kelita thiết kế, diễn giải lịch sử lâu đời và đặc điểm kiến trúc của bảo tàng dưới dạng các chữ cái Hàn Quốc.

Khoảng 30 chiếc ghế sứ phong cách Buncheongtác phẩm của nghệ nhân gốm Lee Kang-hyo và là một phần của dự án “Những vật thể 9” -

được bố trí ở sân trước

Tòa nhà Triển lãm 1 để du khách có thể trực tiếp thưởng thức tác phẩm thủ công mỹ nghệ ngay từ giây phút bước chân vào Bảo tàng.

Khoảng sân trong nơi đặt tòa nhà Bảo tàng

Thiếu nhi mang dáng dấp một ngọn đồi thoai thoải, trên mặt đất lát những đường bê tông song song nhau nhằm tối đa hóa hiệu ứng thị giác. Đó là sự ưu ái dành cho khách tham quan, mang đến cho họ trải nghiệm không gian đặc biệt tại khu trung tâm thành phố.

Cảnh quan ngoài trời của Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul được thiết kế bởi Công ty Kiến trúc cảnh quan Parkkim, do hai giám đốc Park Yoonin và Kim Joung-yoon điều hành.

Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul (Seoul Museum of Craft Art) tọa lạc ở giữa Bukchon và Seochon, nơi tập trung nhiều nhà truyền thống hanok nên nhiều khách du lịch đến thăm Seoul thường đi ngang qua khu vực này. Gần

đó có các cung điện thời Joseon như cung Gyeongbok (Cảnh Phúc) và cung Changdeok (Xương Đức), gần hơn nữa có các phòng triển lãm tranh hàng đầu Hàn Quốc. Từ đây có thể đi bộ đến Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Quốc gia Bảo tàng Dân

tộc Quốc gia và quảng trường Gwanghwamun.

Bảo tàng này đang sở hữu khoảng 23.000 tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực và thời đại, trong đó có những tác phẩm được công nhận là di sản văn hóa quốc gia. Nhiều chương trình đa dạng diễn ra sôi nổi tại Bảo tàng, bao gồm triển lãm thường

trực và triển lãm chuyên đề, khiến số lượng khách tham quan ngày càng tăng. Sự xuất hiện của một bảo tàng tầm cỡ chuyên về thủ công mỹ nghệ đã làm phong phú thêm vành đai văn hóa của trung tâm thành phố.

VỊ TRÍ LỊCH SỬ

Nhằm phục hưng văn hóa thủ công mỹ nghệ, thành phố Seoul đã lập kế hoạch cơ bản về việc xây dựng bảo tàng chuyên biệt vào năm 2014, hoàn thành mua địa điểm năm 2017 và khởi công xây dựng 5 năm sau đó. Điều góp phần khiến Bảo tàng

Thủ công mỹ nghệ Seoul thu hút sự chú ý của công chúng là giá trị lịch sử của địa điểm: đây là nơi chứa đựng lịch sử 500 năm của triều đại Joseon. Đầu tiên có thể kể đến vua Sejong (Thế Tông, tại vị 1418-1450), người đã tạo ra “Huấn dân chính

âm”. Vị vua này đã chuẩn bị một dinh thự cho con trai thứ tám là vương tử Yeongeung Daegun (Vĩnh Ưng Đại Quân) tại

địa điểm này. Đây cũng là nơi vua Sejong tạ thế sau khi dọn đến sinh sống những năm cuối đời. Người kế vị vua Sejeong là vua Munjong (Văn Tông, tại vị 1450-1452) đã tổ chức lễ đăng quang ở đây. Công trình này tiếp tục được sử dụng làm nơi ở của các hoàng tử, công chúa cho đến nửa cuối thế kỷ XIX thì được vua Gojong (Cao Tông, tại vị 1863-1907) cho sửa chữa, mở rộng ở quy mô lớn và đổi thành nơi tiến thành các nghi thức hoàng gia.

Từ đó, nó được gọi là biệt cung Angukdong (An Quốc Động), hoặc ngắn gọn là biệt cung Andong (An Động). Năm 1882, con trai thứ hai của vua Gojong - sau này trở thành vua Sunjong (Thuần Tông, tại vị 1907-1910) - đã cử hành hôn lễ long trọng tại biệt cung này.

Từ sau năm 1910, biệt cung được dùng làm nơi ở cho cung nữ, và được chuyển nhượng cho tư nhân vào năm 1936, từ đó trở đi nó mất dần hình dáng ban đầu. Vào thời điểm đó, báo chí đã đăng tin rao bán tòa nhà này với đầy sự tiếc nuối. Năm 1945, Trường Trung học Nữ sinh Pungmun được mở tại đây và trở thành một điểm mốc của địa phương trước khi nó được di dời đến Gangnam, Seoul năm 2017.

Sau khi mua lại địa điểm của Trường Trung học Nữ sinh Pungmun, Seoul đã cho tu sửa năm tòa nhà vốn có của trường, đồng thời xây mới Tòa nhà Hướng dẫn và Tòa nhà Truyền thống Hanok, tạo thành tổng thể bảy không gian được kết nối tự nhiên với nhau, mang đến cho người thưởng lãm cảm giác như đang khám phá những con hẻm dễ thương của Bukchon.

CHỖ NGHỈ CHÂN HÀNG NGÀY

Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul không có hàng rào, nhằm hướng đến một không gian mở dành cho tất cả mọi người như câu khẩu hiệu “Thủ công mỹ nghệ của tất cả mọi người, Bảo tàng của tất cả mọi người”. Vì vậy, nhiều nhân viên văn phòng ở gần đó thường thong thả đi dạo quanh bảo tàng vào giờ nghỉ trưa. Vườn của bảo tàng quanh năm um tùm cây cối và rực rỡ sắc hoa theo mùa, từ cây sơn mài, cây trúc, cây mơ, cây hồ chi, đến các loại cây bụi như cẩm tú cầu, hải đường. Tòa nhà Bảo tàng Thiếu nhi được thiết kế lớp bao mặt ngoài có hình trụ tròn bằng đất nung tạo nên cảnh quan hài hòa giữa vẻ đẹp truyền thống và cảm thức hiện đại. Từ sân thượng tòa nhà này nhìn xuống sẽ thấy cả một quảng trường xanh rượi rất mát mắt.

Khắp nơi trong bảo tàng đều có tác phẩm của những nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của Hàn Quốc. Ở sân trước Tòa nhà Triển lãm 1 có khoảng 30 chiếc ghế sứ tuyệt đẹp theo phong cách Bunjeong của nghệ nhân gốm Lee Kang-hyo. Vào

CHUYÊN ĐỀ 5 VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 31 30
Cung cấp bởi Kelita & Co. © K im Jong-oh © K im Jong-oh

“Bojagi, gói ghém cuộc sống thường ngày” là tên của một trong những triển lãm thường trực tại Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul. Tập hợp những sản phẩm được quyên tặng, triển lãm này trưng bày tác phẩm thủ công từ truyền thống đến hiện đại, cho thấy định hướng của bảo tàng là soi rọi cả lịch sử lẫn cuộc sống thường ngày thông qua thủ công mỹ nghệ.

“Cửa sổ thủ công” ở tầng một Tòa nhà Triển lãm 3 được thiết kế để người dân qua lại phía trước tòa nhà có thể nhìn ngắm những tác phẩm thủ công mỹ nghệ của Bảo tàng.

Trong ảnh là một khung cảnh trưng bày được chụp từ cửa sổ này của triển lãm mang tên “Sợi và sở hữu: cảm nhận màu sắc và bản thân” diễn ra vào tháng 10 năm 2022, gồm những tác phẩm dệt may thủ công, mang đến trải nghiệm cảm xúc đa dạng đối với màu sắc.

Triển lãm ở Bảo tàng Thủ

công mỹ nghệ Seoul ghi dấu

ấn ở chỗ chúng đã thu vào

một cái chớp mắt toàn bộ thủ

công mỹ nghệ từ quá khứ đến

hiện tại. Các triển lãm này

giúp công chúng hiểu hơn về

thủ công mỹ nghệ, với những

chủ đề gắn liền với cuộc sống

hằng ngày kích thích thêm sự

hiếu kỳ của họ.

những ngày đẹp trời có thể thường xuyên thấy mọi người ngồi trên những chiếc ghế này thong thả nói chuyện phiếm. Ở mảnh sân trong có một cây bạch quả 400 năm tuổi toát lên vẻ uy nghiêm, quanh gốc cây là những chiếc ghế đá của nghệ nhân đá Lee Jae-sun. Thật thú vị khi được ngắm nhìn nhiều loại đá khác nhau quy tụ từ mọi miền đất nước.

Bên trong mỗi tòa nhà triển lãm đều có bố trí tác phẩm của những nghệ nhân tiêu biểu để chào đón khách tham quan.

Ngay sảnh Tòa nhà Hướng dẫn là một tác phẩm bằng gốm cỡ lớn màu lam của tác giả Lee Hun-chung - người có tác phẩm được diễn viên Hollywood Brad Pitt mua lại, khiến tác giả càng nổi tiếng hơn. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm thủ công bằng đá, thủy tinh, đất sét, tre, nhựa... thuộc dự án “Những vật thể 9” kỷ niệm ngày khai trương bảo tàng được đặt khắp trong và ngoài các tòa nhà để phục vụ khách tham quan. Chúng được tính toán bố trí sao cho khách tham quan có thể trực tiếp trải nghiệm và thưởng thức những món đồ thủ công mỹ nghệ ngay khi vừa bước vào bảo tàng.

TẤT CẢ VỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Triển lãm ở Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul ghi dấu ấn ở chỗ chúng đã thu vào một cái chớp mắt toàn bộ thủ công mỹ nghệ từ quá khứ đến hiện tại, vừa giúp công chúng hiểu hơn về

lịch sử thủ công mỹ nghệ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của họ thông qua những chủ đề triển lãm gắn với cuộc sống hằng ngày. Triển lãm thường trực “Nghệ nhân làm thế giới tốt đẹp hơn” trưng bày tại các Tòa nhà Triển lãm 1 và 2 khai thác lịch sử thủ công mỹ nghệ, giới thiệu nhiều tác phẩm từ thời cổ đại đến cận đại với thiết kế đa dạng và có tính thực tiễn cao. Ở đây, khách tham quan có thể cảm nhận được thời gian và công sức mà đôi tay nghệ nhân đã đổ vào để hoàn thành một tác phẩm thủ công mỹ nghệ.

Tại Tòa nhà Triển lãm 3 có hai triển lãm thường trực là “Thêu thùa nở hoa” và “Bojagi, gói ghém cuộc sống thường ngày”, bao gồm các tác phẩm thuộc bộ sưu tập do cố giám đốc Bảo tàng Thêu Hàn Quốc Huh Dong-wha và vợ ông là Park Yeong-suk quyên tặng. Trước khi bảo tàng mở cửa, hai người đã tặng hơn 5.000 tác phẩm trong bộ sưu tập trọn đời của mình cho thành phố Seoul, tạo tiền đề cho việc mở Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul. Thêu tay là một phương tiện biểu đạt và kỹ thuật lâu đời của thủ công mỹ nghệ. Triển lãm đã soi rọi lại những bức bình phong thêu tay từ góc nhìn hội họa, giới thiệu những kỹ thuật thêu tay khác nhau và ý nghĩa của từng hoa văn. Ngoài ra, khách tham quan còn được chiêm ngưỡng sự đa dạng của bojagi, từ những tấm vải thêu mỹ miều được sử dụng trong cung điện ngày xưa đến những tấm vải bọc trơn giản dị được người dân dùng trong đời sống hằng ngày.

Bắt đầu từ triển lãm chuyên đề về hoa tai, bảo tàng đã mở thêm nhiều triển lãm chuyên đề gắn liền với đời sống, và đã không ngừng thu hút công chúng. Triển lãm “Thủ công trong thời trang” kết thúc vào đầu tháng 4 tìm kiếm mối quan hệ giữa thủ công mỹ nghệ và tác phẩm của những nhà thiết kế thời trang thế hệ đầu tiên ở Hàn Quốc. Triển lãm “Phòng đọc truyền cảm hứng” mở cửa đến cuối tháng 5 làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật của Choi Seung-chun, một nghệ nhân mộc suốt đời tìm cảm hứng từ chim chóc, cỏ cây, hoa lá. Ngoài không gian triển lãm phục vụ việc ngắm nhìn tác phẩm thủ công mỹ nghệ, Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul còn trang bị các cơ sở hạ tầng đa dạng giúp người dân có thể thưởng thức văn hóa của nghệ thuật thủ công, trong đó có thư viên duy nhất chuyên về thủ công mỹ nghệ ở Hàn Quốc rất được mọi người yêu thích. Càng ngày càng có nhiều kỳ vọng hơn dành cho bảo tàng này, nơi đang dần bén rễ như là một không gian văn hóa công cộng trong lòng thành phố.

Trong số các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm cố định làm sáng tỏ bức bình phong thêu tay từ góc độ hội họa, tác phẩm “Thêu tay, hoa nở” là bình phong Hoa Điểu đồ thể hiện hoa và chim qua tranh thêu tay.

Cung cấp bởi Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul

CHUYÊN ĐỀ 5 VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 33 32
Cung cấp bởi Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul Cung cấp bởi Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul Cung cấp bởi Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul

Những người thợ thủ công trẻ hoàn thiện bản sắc riêng

KimMin-wook,BaeSe-jinvàYangYoo-wanlàmôt

trongnhữngthợthủcôngtrẻtuổi,khôngngạinhững

thửtháchmớitrongquátrìnhkhámphágiátrịcốtlõi

củanghềthủcông.Đểtìmhiểurõhơnthếgiớinghệ

thuậtcủacácnghệnhânnày,chúngtôiđãđếnthăm xưởnglàmviệccònhằnsâuvếttíchlaođộngvàtưduy.

gỗ bị cong vênh, nứt nẻ hay bị côn trùng gặm nhấm mà đưa tất cả chúng hòa quyện vào trong tác phẩm.

Các tác phẩm của nghệ nhân thủy tinh Yang Yoowan đặc biệt ở chỗ chúng có những hình dạng lạ và vẫn còn bọt khí trong thủy tinh. Đây là kết quả của sự thăng hoa trong sáng tạo

từ những thiếu sót của bản thân.

Thể hiện lao động nghệ thuật của bản thân, nghệ nhân gốm Bae Se-jin đã gắn các khối nhỏ có in số thứ tự lại với nhau để tạo thành tác phẩm của mình.

VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 35 CHUYÊN ĐỀ 6 Park Eun-young Cộng tác viên tự do Dịch. Lê Thị Phương Thủy Ảnh. Lee Min-hee
Nghệ nhân mộc Kim Minwook không xóa đi vết tích

Đối với Kim Min-wook, nghệ thuật chế tác gỗ không phải là đi “thiết kế” nguyên vật liệu, mà là phô bày nguyên vẹn đặc tính và cảm xúc tự nhiên của nó.

Tác phẩm và các nguyên vật liệu đặt ở một góc của xưởng làm việc. Anh vừa làm đồ nội thất theo yêu cầu, vừa hoạt động nghệ thuật riêng tại QI MINU, một xưởng làm việc nằm ở Haeundae, Busan.

KIM MIN-WOOK

NGHỆ NHÂN MỘC ĐỌC THỜI GIAN CỦA GỖ

Kim Min-wook yêu thích những chất liệu gỗ hiển hiện vết tích thời gian. Anh cảm thấy bị thu hút bởi vân gỗ và những lỗ nhỏ do côn trùng tạo nên, những vết nứt và hình dáng oằn cong do mưa gió khắc nghiệt đi cùng quá trình khô tự nhiên lặp đi lặp

lại, và cả những vệt ố đen xuất hiện do bị vi khuẩn nấm mốc xâm nhập. Anh tôn trọng vẹn nguyên những hình dáng không hoàn hảo này. Do đó, anh không cố gắng xử lý gỗ bằng các kỹ thuật riêng. Gỗ được đặt trong điều kiện mưa gió bình thường

để diện mạo của chúng có thể biến đổi thuận theo tự nhiên. Trong lúc chế tác, thi thoảng cũng có côn trùng chui ra từ

thớ gỗ đã được đo cắt từ lâu. Những lúc như vậy, anh lại cảm

thán nghĩ rằng: Gỗ dường như là chất liệu thủ công duy nhất

đang ôm ấp những sự sống khác. Đây là lý do anh tìm kiếm các phương pháp có thể làm nổi bật đặc tính của gỗ, hơn là tập trung vào thiết kế hay mục đích sử dụng. Vốn hiếu kì về trạng thái bên trong của gỗ, thứ chỉ lộ ra sau khi lột bỏ lớp vỏ cây, cho nên anh thích sử dụng máy tiện gỗ để có thể thao tác với tốc độ nhanh. Khúc gỗ càng bị biến dạng, càng hư hao nhiều, quá trình thao tác càng khó khăn thì công việc càng trở nên thú vị đối với anh.

Nếu Kim Min-wook kể ra câu chuyện chứa đựng trong từng thớ gỗ qua thao tác tiện gỗ thì phần còn lại là việc của tự nhiên. Thông qua quá trình phơi khô tự nhiên, sản phẩm gia công lần đầu lại thay đổi thêm lần nữa. Có khi vết nứt càng sâu hơn, và cũng có khi hình dạng gỗ cũng thay đổi theo một cách khác. Theo dõi sự chuyển mình của gỗ như vậy, khi nó biến dạng nghiêm trọng, anh sẽ gắn thêm miếng kim loại nhỏ để giữ hình dạng. Cách làm việc của anh là như thế: thuận theo chuyển động của gỗ trong từng khoảnh khắc. Tính đến nay, anh đã hoạt động với tư cách là nghệ nhân chuyên nghiệp được chín năm. Anh được chọn là một trong bốn người chiến thắng cuối cùng Giải thưởng Bậc thầy Sáng tạo (Lexus Creative Masters Award) năm 2019. Đây là chương

trình của Lexus Korea nhằm tìm kiếm và hỗ trợ nghệ nhân mới trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Vào năm 2022, anh lại

được vinh danh là một trong những nghệ nhân lọt vào chung

kết Giải thưởng Thủ công Loewe. Tuy nhiên, anh vẫn nói bản thân thấy hơi xấu hổ khi được gọi là nghệ nhân. Bởi anh nghĩ

mình chỉ là người trung gian chuyển tải câu chuyện của gỗ.

Từng mong muốn trở thành nhà thiết kế may đo vest, anh

đã theo học chuyên ngành thiết kế thời trang. Anh thú nhận có dạo mình đã chuẩn bị di cư vì thấy mệt mỏi với cuộc sống ở Seoul. Lúc đó, anh nghĩ cần đến kỹ thuật nghề mới có thể xoay sở được cuộc sống hàng ngày, thế là anh bắt đầu học kỹ thuật làm mộc. Cùng với đối tác làm công việc sản xuất đồ gỗ theo

đơn đặt hàng ở Ilsan, tỉnh Gyeonggi được ba năm, anh trở về quê hương Busan và bắt đầu hoạt động nghệ thuật. Giờ đây, anh bán tác phẩm của mình tại nhiều cửa hàng thiết kế, đồng

thời tạo dựng nên vị thế của một nghệ nhân có lượng người hâm

mộ riêng.

Ngay cả hiện tại, anh vẫn đang nhận làm đồ nội thất theo yêu cầu. Những lúc như vậy, anh hóa thân thành nhà thiết kế đo đóng tùy theo đề nghị của khách hàng, làm ra những nội thất có thiết kế gọn gàng, chỉn chu. Dù làm việc trong vị thế một nghệ nhân hay một nhà thiết kế nội thất theo đơn đặt hàng, anh cũng không hề cố chấp. Anh lắng nghe câu chuyện của gỗ khi là một nghệ nhân, và lắng nghe các yêu cầu của khách hàng khi là một nhà thiết kế. Một người như anh, đang vẽ ra giấc mơ duy nhất, là một ngày nào đó sẽ đến, ngày mà anh có thể khắc thêm một chút suy nghĩ của mình lên gỗ. Nhưng vì lo ngại rằng đó là một tham vọng quá lớn lao, nên anh đã trì hoãn nó đến một tương lai xa.

Kim Min-wook, người thành thạo nghề mộc bằng cách tự học đã lọt vào vòng chung kết Giải thưởng Thủ công Loewe năm 2022 cho tác phẩm “Bản năng” (Instinctive) làm bằng gỗ sồi.

CHUYÊN ĐỀ 6 VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 37 36
Cung cấp bởi Bảo tàng Thủ công Mỹ nghệ Seoul
Nếu Kim Min-wook kể ra câu chuyện chứa đựng trong từng thớ gỗ qua thao tác tiện gỗ thì phần còn lại là việc của tự nhiên.

BAE SE-JIN

NGHỆ NHÂN GỐM NGỢI CA LAO ĐỘNG

Một trong những nét hấp dẫn của các ngành nghề thủ công là thời gian và sự lao động của người thợ thể hiện trọn vẹn trên tác phẩm. Thủ thuật hời hợt hay gian dối không được cho phép. Nghệ nhân gốm thủ công Bae Se-jin cũng là một trường hợp như vậy. Anh tạo ra sản phẩm bằng cách gắn các khối có in số thứ tự lại với nhau, hoặc đôi khi anh cũng tạo tác các tác phẩm trên mặt phẳng như trong hội họa. Công việc này bắt đầu với số 1 vào năm 2008, khi anh còn là sinh viên năm ba đại học, giờ nó đã đạt đến con số 345.700, sau 15 năm. Năm 1999, nghệ nhân theo học trường Đại học Mỹ thuật thuộc Đại học Quốc gia Seoul, nhưng anh không thể thích nghi tốt với cuộc sống học đường. Dù sao anh cũng đã có thể gắn kết tình cảm với trường học nhờ tham gia sinh hoạt câu lạc bộ kịch. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh phải tự trang trải học phí nên anh đã sớm bảo lưu việc học, làm việc cho một công ty thiết kế web và một công ty thiết kế triển lãm, thậm chí còn làm công việc quảng cáo cho đoàn kịch vào buổi tối. Làm việc trong đoàn kịch không mang lại nhiều thu nhập, nhưng anh cảm thấy biết ơn và hạnh phúc vì có thể xem kịch mỗi tối. Phải đến khi 27 tuổi, anh mới đi học lại.

Trước khi tạo hình, Bae Se-jin tạo ra các khối nhỏ rồi in số thứ tự lên. Con số lên tới 345.700 này là minh chứng rõ ràng cho sự lao động thuần túy và thời gian mà anh đã cống hiến một cách nghiêm túc cho công việc.

WFG 282260-284565_1, 2019. 33cm × 33cm × 35cm.

Tên tác phẩm của anh bao gồm số thứ tự của các khối nhỏ được sử dụng trong tác phẩm, cùng các ký tự có nghĩa là “Trong khi chờ đợi Godot” (Waiting for Godot) - một vở kịch yêu thích của anh.

Kỹ thuật làm gốm thủ công chủ yếu được chia thành tạo hình trên bàn xoay, tạo hình bằng khuôn, nặn đắp bằng tay (cán phẳng và cuộn dải). Trong khi làm quen với các kỹ thuật khác nhau, phương pháp làm việc thường xuyên thay đổi là điều bình thường, nhưng anh đã bắt đầu tập trung tìm kiếm phương pháp phù hợp với bản thân và câu chuyện mình muốn kể từ sớm. Một ngày nọ, khi anh đang cán phẳng đất sét để tạo hình trong lớp gốm sứ căn bản, một đàn anh đi ngang qua, để lại lời khen ngợi rằng: “Khá lắm”. Một lời nói đó đã đưa anh bước vào con đường nghệ nhân làm gốm thủ công.

Càng làm việc trong sự hứng thú với nghệ thuật gốm thủ công, anh càng nhận ra thời gian chính là vấn đề trong việc làm gốm sứ. Người thợ không thể điều chỉnh hay kiểm soát thời gian đất sét khô, thời gian đất sét được nung trong lò.

Không thể khắc phục được khó khăn về thời gian là một vấn đề tồn tại nan giải, nhưng cũng chính thời gian lại giải quyết hầu hết những vấn đề này. Anh muốn biểu đạt quá trình lao động nghệ thuật của công việc này, một công việc đòi hỏi phải tuân theo vận số của thời gian. Vì vậy, những gì anh bắt đầu là tạo ra các khối nhỏ rồi đánh số lên chúng. Con số gắn với tên tác phẩm có nghĩa là số thứ tự của các khối nhỏ dùng trong tác phẩm. Ngoài ra, trong tên tác phẩm cũng hay có câu “Trong khi chờ đợi Godot” được lấy từ vở kịch cùng tên yêu thích của anh. Vở kịch ấy nói về một nhân vật đang chờ đợi trong vô tận mà không biết chính xác “Godot” là ai, cũng giống như nghệ nhân gốm thủ công một lòng đợi chờ thời gian của đất sét và lửa mà không biết điều gì sẽ xảy ra.

Bae Se-jin tổ chức lớp học làm gốm sứ cho đối tượng không theo chuyên ngành thủ công hay thiết kế tại một xưởng ở Pil-dong, Seoul. Năm nay đã là năm thứ bảy. Các nghệ nhân trẻ phải điều hành xưởng thủ công một phần là vì họ khó có thể sống được chỉ bằng việc bán tác phẩm. Để được hoạt động nghệ thuật, anh cũng bắt đầu tổ chức các lớp học tại xưởng như một phương tiện kiếm sống. Tuy nhiên, giờ đây mọi thứ đã khác đi. Cần phải có nhiều người hiểu và yêu thích nghề thủ công, các thợ thủ công mới có thể hoạt động lâu dài. Do đó, gần đây, ý thức được vai trò của mình, anh đang dồn hết tâm huyết tạo ra các nội dung đào tạo gốm thủ công chất lượng cao. Đó là bởi hệ sinh thái của nghề thủ công chỉ được duy trì khi có nhiều người tiêu dùng sành điệu hơn.

Với suy nghĩ rằng hệ sinh thái của nghề thủ công sẽ chỉ phát triển khi có nhiều người tiêu dùng sành điệu hơn, Bae Se-jin tổ chức các lớp học gốm sứ cho mọi người tại một xưởng làm việc ở Pildong, Seoul.

CHUYÊN ĐỀ 6 VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 39 38
Người thợ không thể điều chỉnh hay kiểm soát thời gian đất sét khô, thời gian đất sét được nung trong lò.

YANG YOO-WA, NGHỆ NHÂN THỦY TINH TẬN HƯỞNG NHỮNG THỬ NGHIỆM KHÁC BIỆT

Những năm gần đây, những người trẻ vượt ra khỏi ranh giới giữa nghệ nhân và nhà thiết kế bắt đầu được chú ý. Họ vừa là những nghệ nhân hoạt động nghệ thuật, coi trọng vấn đề cá tính, vừa là những nhà thiết kế tham gia vào dây chuyền sản xuất hàng loạt các sản phẩm mang tính thị trường hoặc hợp tác cùng các thương hiệu. Yang Yoo-wan, một người thợ thủy tinh, đồng thời là người đại diện của xưởng thiết kế Mowani Glass, cũng là một trong những nghệ nhân như vậy. Ngoài việc mở rộng thế giới nghệ thuật độc đáo của riêng mình, cô còn nhận được lời mời gọi từ nhiều lĩnh vực khác nhau như làm đẹp, sinh hoạt, ăn uống,... cho ra mắt thành phẩm với nhiều phong cách khác nhau tùy theo đặc điểm của từng thương hiệu.

Tác phẩm của cô được xem là thành phẩm của việc sử dụng kỹ thuật thổi. Đặc trưng của chúng là có hình dạng không cố định, có sự kết hợp giữa nhiều vật liệu khác nhau và vẫn còn bọt trong thủy tinh. Đặc biệt, hình dạng không cố định và các bọt khí trong thủy tinh là kết quả của sự thăng hoa trong sáng tạo từ những thiếu sót của bản thân. Những thợ thổi thủy tinh thường cho rằng kỹ thuật non kém sẽ gây nổi bọt

và coi đó là sản phẩm lỗi. Cô đã thay đổi suy nghĩ khi khó lòng loại bỏ hoàn toàn bọt khỏi sản phẩm. Nghệ nhân quyết cố ý tạo ra nhiều bọt và tạo mẫu chúng. Hình dạng không cố định của các tác phẩm ấy cũng bắt nguồn từ cùng một lý do như thế. Giống như “bình mặt trăng” (moon jar) đầy mê hoặc ở chỗ không cân đối trái phải, hình dạng không cố định của sản phẩm cũng mang lại sự thú vị cho thị giác do ấn tượng khác nhau tùy theo góc nhìn.

Yang Yoo-wan cũng tích cực thử nghiệm với nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, gốm sứ, kim loại,... Trong những năm đại học, cô đã làm ra một cái hộp kết hợp giữa thân bằng gốm sứ và nắp thủy tinh, nhờ tác phẩm này mà mà cô được chọn là sinh viên xuất sắc tham gia vào Tuần lễ Thiết kế Milan, cũng như nhận được cơ hội có thể tổ chức triển lãm tại phòng trưng bày Mint và Saatchi ở nước Anh. Nhân cơ hội này, cô đang đi tìm phương pháp khác biệt của riêng mình, chẳng hạn như kết hợp thủy tinh với chất liệu khác, hoặc thể hiện màu sắc bằng men gốm, kỹ thuật sơn, kỹ thuật lá đồng.

Có thể dễ dàng tìm thấy tên tuổi của cô trong các sản phẩm hợp tác cùng các thương hiệu. Việc thực hiện theo yêu cầu của khách hàng được cô xem là cơ hội để có được những ý tưởng mới. Ví dụ như hệ thống đèn trần do kiến trúc sư thế

giới Peter Marino thiết kế cho Boontheshop, chi nhánh Cheongdam là một thách thức mới đối với cô. Sau khi được khách hàng yêu cầu thiết kế chiếc đèn trần khổng lồ gồm bảy thanh thủy tinh đầy bọt buộc lại với nhau, cô đã áp dụng một cách thích hợp kiến thức chuyên môn cần thiết, đề xuất giải pháp để có thể hoàn thành được dự án. Từ đơn đặt hàng của thương hiệu spa Swiss Perfection, trong đó yêu cầu sử dụng thủy tinh để diễn tả nước, cô đã phát triển ý tưởng ấy vào thiết kế bát đĩa, rồi ứng dụng vào việc tạo nên các loại đĩa hoặc bát nước sốt có hình dạng mới.

Nằm trên tầng ba của tòa nhà, xưởng của Yang Yoowan bao gồm một phòng khách và một nơi dành để làm việc. Trên chiếc kệ lấp đầy một bức tường của phòng khách - nơi cô nghỉ ngơi - không chỉ có các tác phẩm của cô, mà còn chứa nhiều đồ vật khác nhau được cô sưu tầm trong những chuyến du lịch. Chúng luôn đem lại cho cô một nguồn năng lượng dễ chịu.

Những bình hoa với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau trên chiếc bàn ở một góc xưởng. Yang Yoo-wan cũng tích cực thử nghiệm các nguyên vật liệu như gỗ, gốm sứ và kim loại, cô nói rằng thông qua đó cô có thể khẳng định rõ hơn bản sắc riêng của mình với tư cách là một nghệ nhân thủy tinh.

Mowani Glass, thương hiệu do Yang Yoo-wan điều hành, có trang bị dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cô nhấn mạnh rằng, những công việc này không thể được thực hiện một mình, nên sự hợp tác cùng đồng nghiệp là quan trọng nhất. Tiềm lực để cô có thể thực hiện dự án và các thử nghiệm khác nhau đến từ nền tảng chuyên ngành thiết kế công nghiệp. Cô theo học đại học thiết kế để trở thành nhà thiết kế xe hơi, rồi yêu thích nghề thủy tinh thủ công khi tình cờ được tiếp xúc nên đã bước vào con đường nghệ nhân chuyên nghiệp. Do đó cô có cả khả năng lập trình của một nhà thiết kế, tính hiếu kì đối với các loại nguyên vật liệu khác nhau, kỹ thuật khéo léo từ đôi tay và sự nhạy cảm của một người thợ thủ công. Trong tương lai, cô dự định điều hành một xưởng thiết kế tập trung vào thủ công thủy tinh, thử sức với những món đồ nhỏ cũng như đồ nội thất sử dụng kỹ thuật thổi và cả thiết kế không gian.

CHUYÊN ĐỀ 6 VAI TRÒ CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGÀY NAY 41 40
Cô đã thay đổi suy nghĩ khi khó lòng loại bỏ hoàn toàn bọt khỏi sản phẩm.
Nghệ nhân quyết cố ý tạo ra nhiều bọt và tạo mẫu chúng.

영문 최종

TIÊU ĐIỂM Tiêu điểm

Diễn ra đồng thời với Kiaf

Seoul tại COEX ở

Gangnam, Seoul vào

tháng 9 năm 2022, Frieze

Seoul liên tục đón khách

tham quan từ trong và

ngoài nước đến thưởng

ngoạn với sự quan tâm

đặc biệt. Đây là bức ảnh

gian hàng triển lãm của

Phòng trưng bày

Acquavella, nơi trưng bày

tác phẩm của nhiều tác

giả nổi tiếng như Andy

Warhol và Jean-Michel

Basquiat.

Cho Sang-in Phóng viên nhật báo Kinh tế Seoul

Dịch. Thân Thị Thúy Hiền

Vươn

tới vị trí trung tâm

của thị trường mỹ thuật châu Á

Từvàinămtrước,cácphòngtrưngbàylớncủanước

ngoàiliêntụcđổbộvàoHànQuốc,tạonênmốiquan

tâmlớnvềảnhhưởngcủanóđốivớinhậnthứccủa

giớimỹthuậtHànQuốc.Trongbốicảnhđó,hộichợ

triểnlãmFriezeSeoulkhaimạctạiTrungtâmHội

nghịvàTriểnlãm,Seoulvàotháng9năm2022đã

khiếnngườitakỳvọngvềkhảnăngSeoulcóthểtrở

thànhtrungtâmmớicủathịtrườngmỹthuậtchâuÁ.

43
© Frieze Seoul, ảnh Lets Studio

Nghệ sĩ sáng tạo nên K-zombie

Gồm bốn thành viên, Centipedz là nhóm nhảy bone breaking đầu tiên của Hàn Quốc. Trưởng nhóm kiêm biên đạo múa điện ảnh Jeon Young là người đã sáng tạo ra những chuyển động cơ thể của K-zombie, dạy chúng cho các diễn viên và thậm chí anh cũng đã nhiều lần tự mình trình diễn chúng trong các bộ phim. Tôi đã được anh - người tiên phong khai phá một lĩnh vực vũ đạo mới - kể về niềm vui khi sáng tạo ra những cử chỉ, chuyển động cho các nhân vật trong phim.

K-Zombies

47 PHỎNG VẤN Phỏng vấn Nam Sun-woo Phóng viên Cine21 Ảnh. Heo Dong-wuk Dịch. Trần Công Danh

NGHỆ DANH CỦA JEON YEONG là “Undead” (tạm dịch Bất tử). Cái tên mạnh mẽ này gợi nhắc đến những bộ phim tiêu biểu mà anh đã tham gia với tư cách là biên đạo múa điện ảnh. Bắt đầu sự nghiệp với bộ phim “Tiếng than” (The Wailing đạo diễn Na Hong-jin, 2016), tên tuổi của Jeon Young được nhiều người biết đến hơn khi anh tham gia biên đạo các chuyển động của thây ma (zombie) trong “Chuyến tàu sinh tử” (Train to Busan đạo diễn Yeon Sangho, 2016) - bom tấn điện ảnh đầu tiên ở Hàn Quốc về đề tài thây ma. Sau khi thực hiện những tác phẩm tiếp theo có cùng đề tài như loạt phim gốc “Vương triều xác sống” (Kingdom, đạo diễn Kim Sung-hoon, 2019) của Netflix và phần hậu truyện của “Chuyến tàu sinh tử” là “Bán đảo” (Peninsula, đạo diễn Yeon Sang-ho, 2020), anh được công nhận là chuyên gia về cái gọi là “K-zombie” (xác sống kiểu Hàn).

Vũ công bone breaking (bộ môn nhảy với các động tác bẻ khớp xương - chú thích của người dịch) Jeon Young đã đưa đến hơi thở mới cho chân tay của những con người bất tử thông qua những vũ đạo, động tác kỳ quái. Tùy vào màu

sắc của tác phẩm mà phong cách của thây ma cũng thay đổi. Nếu thây ma trong “Chuyến tàu sinh tử” chạy điên cuồng như mắc bệnh dại thì thây ma trong “Vương triều xác sống” lại chuyển động như kẻ mộng du. Phạm vi hoạt động của anh không chỉ bó buộc trong đề tài xác sống mà anh còn đã và đang để lại dấu ấn cá nhân khi biên đạo cho nhiều thể loại phim khác nhau, từ đông tác của một nhân vật có siêu năng lực trong “Năng lực siêu phàm” (Psychokinesis đạo diễn Yeon Sang-ho, 2018) - bộ phim kể về câu chuyện của một con người bình thường bỗng nhiên bộc phát những sức mạnh đáng kinh ngạc, hay một người ngoài hành tinh trong “Cuộc chiến xuyên không” (Alienoid đạo diễn Choi Dong-hoon, 2022) nói về cuộc truy đuổi những tù binh ngoài hành tinh bị giam giữ trong cơ thể con người, cho đến một nạn nhân bị tra tấn trong “Săn lùng gián điệp” (Hunt, đạo diễn Lee Jung-jae, 2022) - bộ phim mô tả chiến dịch săn lùng điệp viên đầy căng thẳng.

Anh đã tiếp cận với bộ môn bone breaking từ khi nào?

Có một thể loại nhảy múa gọi là FlexN ra đời ở Brooklyn,

Mối quan tâm chính của biên đạo múa điện ảnh Jeon Young là làm thế nào để động tác trở nên kỳ quái hơn. Vai trò của anh là mang đến màu sắc độc đáo, cá tính cho bộ phim bằng việc cực đại hóa sự kỳ dị, Động tác của các thây ma trong mỗi bộ phim mà anh biên đạo đều khác nhau tùy theo tính chất của tác phẩm. Nếu như những thây ma trong bối cảnh hiện đại của “Chuyến tàu sinh tử” dai dẳng và hùng nổ thì những thây ma nghèo đói, yếu ớt của thời đại Joseon trong bộ phim cổ trang “Vương triều xác sống” di chuyển lờ đờ như kẻ mộng du.

Anh cũng tham gia vào dự án “Những kẻ nguyền rủa” cùng với một hậu bối cùng nhóm là Jeon Han-seung. Các thây ma trong bộ phim này đã tạo ra những cảnh phim ấn tượng bằng cách thực hiện những động tác chỉnh tề, có sự kiểm soát như những binh sĩ đang luyện tập điều lệnh đội ngũ.

Jeong Young lấy cảm hứng chủ yếu từ các nhân vật trong hoạt hình hoặc trò chơi điện tử.

Đôi khi ý tưởng cũng xuất phát từ cuộc sống hàng ngày. Anh cũng đã

từng áp dụng những

chuyển động của trò chơi gắp thú vào nhân vật chính của phim “Năng lực siêu phàm”.

Hoa Kỳ. Bone breaking là một yếu tố trong đó và tôi cảm nhận được sức hấp dẫn từ những chuyển động cơ học mà trước đây tôi chưa từng thấy. Cần có năng lực thể chất bẩm sinh để khiến cho xương trông như bị vặn vẹo. Tuy nhiên, tôi còn say đắm và ấn tượng hơn với điệu nhảy này là vì chỉ có những người được chọn mới có thể nhảy được như thế.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự lúc đang theo học cử nhân ngành hành chính công, anh chính thức bắt đầu sự nghiệp nhảy múa. Động lực khiến anh bước vào con đường này là gì?

Tôi đã học tập rất chăm chỉ để có công việc ổn định như mong muốn của bố mẹ. Tuy nhiên, chuyên ngành này không phù hợp với tính cách của tôi. Tôi cảm thấy hứng

thú với nhảy múa hoặc các môn thể thao mạo hiểm. Cùng

lúc đó, trong quân đội, tôi đã gặp một người em đang hoạt

động trong nhóm nhảy breaking (điệu nhảy đường phố

thuộc dòng nhảy hiphop - chú thích của người dịch)

chuyên nghiệp. Khi tương tác với người bạn đó, tôi đã nhận ra bản thân rất hạnh phúc khi được nhảy múa.

Anh từng có hoạt động gì trước khi làm biên đạo cho các bộ phim?

Tôi đã quay lại trường để theo học chuyên ngành khiêu vũ thực hành. Tại thời điểm đó, tôi rất quan tâm đến breakdance nhưng đồng thời cũng lo nghĩ về phong cách vũ đạo nên theo đuổi trong tương lai. Tuy nhiên, tôi lại tìm được câu trả lời từ YouTube thay vì trường học. Tôi tiếp xúc với bone breaking qua các video của vũ công nước ngoài và bắt đầu tập luyện bộ môn này với suy nghĩ rằng đây là điệu nhảy sẽ trở thành tương lai. Khoảng thời gian đó cũng là lúc tôi tham gia vào dự án điện ảnh “Tiếng than”.

Anh có thể chia sẻ thêm về quá trình tham gia bộ phim “Tiếng than” không?

Đã có một buổi tuyển chọn diễn ra tại trường tôi. Các sinh viên khác có vẻ không quan tâm đến việc làm phim nhưng bản thân tôi cho rằng đây là cơ hội tốt để thử làm một điều gì đó với việc nhảy múa nên đã quyết định tham gia. Trong buổi tuyển chọn, tôi đã nhảy breakdance, house dance (thể

49 PHỎNG VẤN
48 PHỎNG VẤN

Vũ công bone breaking Jeon Young đã đưa đến

loại nhảy đường phố trên nền nhạc house, nhấn mạnh vào sự nhanh nhẹn và luân chuyển của đôi chân kết hợp với di chuyển đa dạng trên thân thể - chú thích của người dịch) và cuối cùng là điệu nhảy mới - kỹ thuật bone breakingmà tôi đang luyện tập trong khoảng thời gian ấy. Biểu cảm của các vũ công tham gia đánh giá buổi tuyển chọn hôm ấy lập tức thay đổi ngay khi tôi bắt đầu uốn cong cơ thể mình như thể bị trúng tên. Trong bộ phim này, cơ thể của các nhân vật bị vặn vẹo do tác động của nhập hồn, nguyền rủa và có lẽ các giám khảo đã nhận thấy vũ đạo của tôi phù hợp với cảnh phim.

Trải nghiệm sáng tạo các chuyển động trên phim ảnh có điểm gì khác so với việc nhảy múa trên sân khấu? Tôi đã luôn tự hỏi các cảnh phim độc đáo được tạo ra như thế nào, vì vậy tôi thấy thú vị khi có thể vừa làm phim, vừa trải nghiệm quá trình này. Bản thân quá trình rèn luyện năng lực bản thân để tạo ra nhưng động tác mà người xem có thể hiểu được cũng vô cùng thú vị.

Tôi nghe nói trong phim “Chuyến tàu sinh tử”, anh đã rất nỗ lực để tạo ra các động tác y như thật cho các xác sống.

Có nhiều bộ phim thể hiện chuyển động của những sinh vật bằng các động tác nhịp nhàng mà ai nhìn vào cũng có thể thấy đó là vũ công Tuy nhiên, tôi không muốn áp dụng điều tương tự với các chuyển động của xác sống trong “Chuyến tàu sinh tử”. Vì thế, tôi đã sáng tạo những động tác không màng đến nhịp điệu. Bản thân thể loại bone breaking tập trung vào sự thể hiện kỳ quái hơn là cái đẹp nên nó phù hợp với bộ phim này.

Khác với khi làm việc như một vũ công, trong vai trò biên đạo, ở phim trường, chắc hẳn có nhiều việc anh cần phải trao đổi không chỉ với đạo diễn mà còn với nhiều thành viên khác trong đoàn làm phim. Phải phối hợp với đồng nghiệp ở nhiều lĩnh vực đa dạng như vậy có gây khó khăn gì cho anh không?

Tôi đã phải cân nhắc rất nhiều khi phối hợp với đội võ thuật phụ trách các pha hành động mạo hiểm. Chẳng hạn như khi diễn tả một thây ma nhảy từ trên cao xuống tấn công con người, đội võ thuật sử dụng dây cáp sẽ hiệu quả hơn. Thế nhưng, đối với cảnh những xác sống đang bò lăn trên sàn rồi đứng dậy với những cử động kỳ quái, đội vũ đạo sẽ mô phỏng hay hơn bằng các động tác do chính mình sáng tạo. Chúng tôi phải liên tục phối hợp để xem bên nào sẽ thể hiện những phân đoạn này hiệu quả hơn.

Tôi được biết anh đã lấy cảm hứng từ phim hoạt hình và video trò chơi điện tử. Vậy anh đã từng tham khảo những

tác phẩm nào?

Khi mới tlàm “Chuyến tàu sinh tử”, tôi tham khảo một số

cảnh đặc sắc từ loạt phim truyền hình Mỹ “Xác sống” (The Walking Dead, 2010-2022), phim “Thế chiến Z” (World War Z 2013) và từ đó phát triển các động tác của thây ma.

Về sau, tôi tìm thấy mô típ cho phim “Năng lực siêu phàm” khi xem phim hoạt hình về đề tài năng lực siêu nhiên của Nhật Bản “Cậu bé siêu năng lực” (Mob Psycho 100, 2012-2017), hoặc là thông qua trò chơi kinh dị “Précipice” mà tôi đã có được ý tưởng về động tác cho bộ phim “Những kẻ nguyền rủa” (The Cursed: Dead Man’s Prey, đạo diễn Kim Yong-wan, 2021). Ngoài ra, một số trò chơi khác như “Dark Souls”, “Sekiro: Shadows Die Twice” hay “Dying Light” đều rất ấn tượng. Tôi đã có được những ý tưởng rất mới mẻ từ sự chuyển động của các nhân vật trong trò chơi. Thế nhưng, kể từ khi con gái của tôi chào đời, tôi ít có dịp tiếp xúc với trò chơi điện tử hơn. Thay vào đó, tôi lấy cảm hứng từ việc xem các video trò chơi, video giải thích về VFX (hiệu ứng hình ảnh), CGI (công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) trên YouTube.

Đâu là sự khác biệt giữa cảnh quay thực tế và đồ họa?

Hoạt hình và trò chơi điện tử có những thế mạnh hơn so với phim ảnh trong việc thể hiện sự kỳ quặc. Đặc biệt, trò chơi điện tử sử dụng các chương trình đồ họa 3D để thể hiện những chuyển động phi thực tế mà con người dường như không thể thực hiện được, và bất cứ khi nào tôi nhìn thấy chúng, tôi đều cảm nhận được tinh thần thử thách với tư cách là một vũ công bone breaking.

Kế hoạch hoạt động trong tương lai của anh như thế nào?

Gần đây tôi có xuất hiện trong chương trình thực tế sinh tồn “Thể chất: 100” (Physical: 100) của Netflix. Đó là một trải nghiệm mới mẻ nên bản thân tôi thấy rất thú vị. Hiện tại, tôi đang thực hiện mùa 2, 3 loạt phim gốc “Thế giới ma quái” (Sweet Home) của Netflix và phim truyền hình “Tale of the Nine Tailed 1938” (tạm dịch Cửu vĩ hồ truyện 1938)

của đài tvN dự kiến phát sóng trong năm nay.

Anh mong muốn điều gì với tư cách là một biên đạo múa điện ảnh?

Tôi cho rằng, sẽ không phải là một biên đạo múa chân chính nếu như người đó chỉ biết giải thích bằng lời nói.

Biên đạo múa phải có khả năng sử dụng cơ thể để trực tiếp mô phỏng những hành động mà đạo diễn tưởng tượng ra.

Ngay cả tôi đến một lúc nào đó cũng sẽ phải giải nghệ, thế

nhưng hiện tại chưa có nhiều người có khả năng đưa ra ý

tưởng cho các bộ phim dựa trên bộ môn bone breaking. Vì

thế tôi cũng rất quan tâm đến việc đào tạo những hậu bối

kế nhiệm sẽ tiếp tục công việc của mình.

Để chuẩn bị cho thời điểm giải nghệ, Jeon Young chú trọng đào tạo năng lực cho những hậu bối tài năng, có thể đóng góp vào sự phát triển của điện ảnh Hàn Quốc thông qua công việc biên đạo múa.

51 PHỎNG VẤN 50 PHỎNG VẤN
hơi thở mới cho chân tay của những con người bất tử thông qua những vũ đạo, động tác kỳ quái.

Khắc mãi giấc mộng hoàng kim

Có nhiều cơ sở nghề truyền thống tọa lạc trong các con hẻm khắp phường Gahoe, Seoul, nơi tập trung nhiều nhà hanok. Cơ sở Kum Bak Yeon, có nghĩa là “buổi tiệc vàng lá”, cũng nằm ở đây. Đây là xưởng được quản lý bởi Kim Gi-ho, người nắm giữ và thực hành di sản văn hóa phi vật thể thứ 119 của Hàn Quốc. Ông là nghệ nhân đời thứ năm kế tục nghề thủ công dát vàng duy nhất ở Hàn Quốc.

XƯỞNG THỦ CÔNG CỦA NGHỆ NHÂN KIM GIL-HO

cũng giống một phòng triển lãm nhỏ, ở đó ta có thể nhìn thấy toàn bộ quá khứ và hiện tại của nghề thủ công dát vàng lá. Chúng ta có dịp ngắm nhìn những phục sức truyền thống lộng lẫy từ lễ phục cung đình cho đến daenggi (dải băng buộc tóc), jokduri (mấn đội đầu), bokjumeoni (túi may mắn),... đồng thời có thể nhìn thấy sự xuất hiện của vàng lá trên các vật phẩm hiện đại như cà vạt, hộp trang sức hay ghim cài áo.

“Từ xa xưa, vàng thể hiện quyền uy tối thượng vì nó không đổi màu và rất quý. Hoàng thất Joseon (1392-1910)

cũng chỉ sử dụng vàng một cách hạn chế. Không phải ai cũng có thể mặc quần áo có hoa văn dát vàng trên đó.”

Ông Kim vừa nói vừa chỉ vào chiếc nokwonsam (áo choàng lễ phục nữ nhân cung đình màu xanh lá) treo trên tường. Chiếc áo này được ông Kim trực tiếp tái hiện từ chiếc wonsam mà công chúa Deogon (Đức Uẩn, 1822-1844), con gái thứ ba của vua Sunjo (Thuần Tổ, tại vị 1800-1834), đã mặc trong lễ cưới. Như ông nói, vàng lá chỉ được sử dụng cho phục sức hoàng gia để thể hiện sự uy nghiêm và thêm phần lộng lẫy, và ngay cả trong hoàng tộc, các hoa văn như rồng, phượng, hoa cũng được sử dụng khác nhau tùy theo địa vị của họ. Tuy nhiên, khi những quy định này được nới lỏng vào cuối triều đại Joseon, các hộ gia đình thường dân cũng có thể mặc quần áo họa tiết dát vàng vào những dịp đặc biệt trong đời như hôn lễ, lễ mừng thọ 60 tuổi hay tiệc thôi nôi.

KỸ THUẬT VÀ SỰ SÁNG TẠO

Vàng lá chỉ loại vật liệu được làm mỏng như giấy bằng cách dùng búa đập vào một miếng vàng khối. Vào thời Joseon, người ta phân biệt cụ thể những người thợ sản xuất vàngláđượcgọilà geumbakjang,cònnghệnhândátvànglên

Nghệ nhân Kim Gi-ho đang hoàn thiện công đoạn loại bỏ phần vàng thừa sau khi dát những lá vàng vào gấu váy hanbok. Nghề thủ công dát vàng có quy trình chế tác tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ năng tay nghề tinh tế và sự tập trung cao độ.

hoa văn được gọi dodaikjang hoặc bugeumjang Tuy nhiên, sau thời cận đại, từ lúc vàng lá được tạo ra bằng máy móc, nghề này dần mai một. Khi công chúng chấp nhận “vàng lá” và “hoa văn dát vàng” là cùng một nghĩa, giờ đây những người có kỹ thuật trang trí vải với hoa văn bằng vàng lá được gọi là geumbakjang.

Thoạt nhìn, trang trí bằng vàng lá là một quá trình rất đơn giản. Phết keo lên bản gỗ khắc sẵn hoa văn, ấn nó lên vải, sau đó đặt lá vàng lên vùng dính keo là được. Tuy nhiên, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự kiên nhẫn và tập trung cao độ. Trước hết, tấm ván dùng để khắc hoa văn phải là gỗ phơi khô ít nhất năm năm nhằm chống cong vênh. Nghệ nhân Kim sử dụng gỗ lê rừng, một loại gỗ cứng và cho hoa văn chạm trổ tinh xảo. Cho dầu đậu nành vào nước sôi, ngâm tấm ván trong khoảng hai phút, vớt ra, phơi ở nơi râm mát, thoáng gió. Quá trình này phải được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo rằng tấm ván không bị cong vênh và có thể sử dụng gần như vĩnh viễn. Sau đấy, làm phẳng bề mặt gỗ bằng cái bào gỗ và giấy nhám.

Bây giờ đến công đoạn chạm khắc hoa văn. Hoạ tiết mẫu được vẽ lên tấm ván, sau đó chạm nổi bằng dụng cụ chuyên dụng. Mẹo nhỏ là nên khắc theo góc nghiêng để có thể dễ dàng loại bỏ keo lọt vào khe hở khi phết keo lên. Keo bong bóng cá được dùng để đính vàng lá. Loại keo này được tạo ra bằng cách đun sôi bong bóng cá đù phơi khô trong một thời gian dài. Do có độ bám dính tuyệt vời nên từ xa xưa nó được dùng làm chất kết dính tự nhiên cho lễ phục và đồ thủ công mỹ nghệ hoàng thất, cũng như thực phẩm cao cấp. Tiếp theo là khâu dùng cọ nhúng vào keo rồi bôi đều lên bản khắc hoa văn. Lúc này, độ đậm đặc của keo rất quan trọng. Nếu phết quá mạnh, lá vàng sẽ dính chặt khiến hoa văn vỡ vụn; nếu phết nhẹ tay, lá vàng không bám dính dẫn đến không in được hoa văn.

53 BẢO TỒN DI SẢN Bảo tồn di sản
Lee Gi-sook Tác giả tự do Ảnh. Lee Min-hee Dịch. Nguyễn Trung Hiệp

Khi phết keo xong, trải tấm vải lên bàn gia công và ấn mạnh tấm gỗ hoa văn vào vị trí mong muốn như thể đang đóng dấu. Sau đó, đặt lá vàng lên, đồng thời dùng ngón tay khô chạm nhẹ để dán dính lá vàng. Lúc này phải dán thật nhanh và chính xác trước khi keo khô hẳn. Sau khi keo đủ khô thì tỉa bỏ phần lá vàng vôi ra khỏi hoa văn là hoàn thiện. Nếu dát vàng là lĩnh vực kỹ thuật thì có thể nói việc thiết kế hoa văn và sắp xếp chúng một cách hài hòa là lĩnh vực của sự sáng tạo.

“Ở Trung Quốc hay Nhật Bản, tính đối xứng trái - phải rất quan trọng. Họ tìm thấy vẻ đẹp trong tỉ lệ và sự cân xứng hoàn hảo. Trái lại, người Hàn chúng ta xem sự bất đối xứng mới là tự nhiên và thẩm mĩ. Tôi nghĩ điều này cũng giống như sự khác biệt giữa tín hiệu kỹ thuật số và tín hiệu analog.”

Trong quá trình làm việc, ông dành phần lớn thời gian để tạo ra các mẫu họa tiết. Ông cần suy tính trước họa tiết mẫu nào sẽ đặt ở đâu và xử lý khoảng trống như thế nào.

“Mẫu hoa văn thay đổi từng chút một theo thời gian và hoàn cảnh. Tôi nghĩ các mẫu cũng nên được định hình sao cho tương hợp với tâm thức người đương thời. Ngoài ra, cùng một mẫu có thể mang đến những cảm giác khác nhau tùy thuộc vào cách nó được khắc họa.”

KỸ THUẬT TIÊN TIẾN ĐẾN TỪ QUÁ KHỨ

Nghệ nhân Kim là đời thứ năm kế thừa nghề dát vàng lá. Công việc kinh doanh của gia đình bắt đầu từ đời kị ông (ông sơ), người đã cung cấp vải cho hoàng thất dưới triều đại vua Cheoljong (Triết Tông, tại vị 1849-1863). Đương thời, vàng lá thường được đặt hàng từ Trung Quốc rồi sử dụng, nhưng tương truyền là khi hàng không đến kịp và gây ra nhiều rắc rối thì kị ông đã bắt đầu tự làm vàng lá. Kỹ thuật chế tác vàng lá được truyền lại đến đời ông nội của ông, nhưng đáng tiếc là hiện nay nó chỉ được truyền miệng.

“Tiếp nối kị ông và ông cố, ông nội tôi cũng làm việc trong hoàng cung. Tôi nghe nói ông nội cũng đã chế tác vàng lá để trang trí trang phục của Yeongchin Wangbi Yi Bangja (Anh Thân Vương Phi Lý Phương Tử) - thái tử phi cuối cùng của Đại Hàn Đế quốc và Deokhye Ongju (Đức Huệ Ông Chúa) - con gái duy nhất của hoàng đế Gojong (Cao Tông).”

Năm 1973, khi ông Kim mới năm tuổi, “nghệ nhân dát vàng” được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, và ông nội của ông trở thành nghệ nhân dát vàng đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau ông nội ông qua đời do mắc bệnh mãn tính, từ đó danh mục nghệ nhân dát vàng bị đưa ra khỏi danh sách do người nắm giữ và thực hành di sản qua đời.

“Lúc đó, bố tôi đang chuyên tâm làm việc ở một công ty, nhưng sau khi ông nội mất, bố lập tức nghỉ việc và dành toàn tâm toàn ý cho nghề mạ vàng lá. Tôi cũng từng làm việc ở công ty, nhưng vì lý do sức khỏe bố tôi giảm sút, tôi đã xin nghỉ việc và cống hiến hết mình cho nghề này. Có lẽ đây là sự kế thừa.”

Bố của ông, Kim Deok-hwan, được công nhận là người đầu tiên nắm giữ nghệ thuật dát vàng, thuộc di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lại được ghi danh vào năm 2006, sau 33

Nghệ nhân Kim chạm nổi hoa văn được vẽ trên một bản khắc gỗ. Ông sử dụng gỗ lê rừng đã được phơi kỹ hơn năm năm để làm ván hoa văn vì gỗ cứng và cho hoa văn chạm trổ tinh xảo.

năm bị đưa ra khỏi danh sách di sản. Năm 2018, ngay trước khi bố qua đời, nghệ nhân Kim được công nhận là người nắm giữ kế tiếp. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm kỹ sư thiết kế rô-bốt trong bốn năm tại Samsung Electronics. Dù ông cảm nhận được sứ mệnh cao cả của mình, nhưng quyết định rời khỏi công ty dường như cũng không mấy dễ dàng đối với ông.

“Quyết định nghỉ việc không mấy khó khăn, bởi đó cũng là lúc tôi cảm thấy đời sống quy củ của công ty không còn phù hợp với mình. Công việc của công ty có thể được thay thế bởi những người tài năng khác, nhưng nghề gia truyền sẽ mai một nếu không có tôi. Tôi tin chắc rằng sự nghiệp tương lai với nghề truyền thống sẽ rất khả quan. Khi chính thức bắt đầu công việc này, tôi nhận ra rằng việc thiết kế rô-bốt và việc đánh vật với lá vàng có độ dày tính bằng đơn vị micrômét (μm, tương đương 1/10.000 milimét) cũng không khác nhau lắm. Một miếng vàng lá có kích thước khoảng 0,1 μm. Kỹ thuật làm vàng lá cũng là một loại công nghệ cao, điều đó có nghĩa là người xưa đã sở hữu trình độ công nghệ cao rồi.”

Việc đầu tiên ông đã làm sau khi rời công ty là tạo một trang web. Ông ấy đã đi trước thời đại khi internet mới trở nên phổ biến ở Hàn Quốc vào năm 1997. Với ý định bán hàng trực tuyến, ông cũng đã nghĩ đến việc quảng bá ra nước ngoài, nhưng thật không may, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra vào năm đó.

“Tôi đã không có một xu thu nhập trong ba tháng. May mắn thay, chúng tôi đã có thể cầm cự được vì những khách hàng lâu năm đều đặn đặt hàng cho con cháu của họ ở nước

“Mẫu hoa văn thay đổi từng chút một theo thời gian và hoàn cảnh. Tôi nghĩ các mẫu cũng nên được định hình sao cho tương hợp với tâm thức người đương thời.”

ngoài. Giờ đây, ngoài các đơn hàng dát vàng cho các sản phẩm, chúng tôi còn làm và bán các sản phẩm văn hóa mang thương hiệu xưởng mình.”

GIA ĐÌNH NGHỆ NHÂN

Trong trường hợp nghề truyền thống của gia đình mang tính chất thủ công nghiệp, thông thường, các thành viên trong gia đình đều phải tham gia làm nghề. Đó là bởi khó ai có thể một mình đảm nhiệm được tất cả các khâu từ đầu đến cuối.

“Thiết nghĩ, tôi có thể tiếp nối và phát triển nghề truyền thống của gia đình là nhờ có những nghệ nhân khác luôn ở cạnh tôi, chẳng hạn như bà và mẹ. Còn vợ cũng luôn đồng hành cùng tôi.”

Bà Park Soo-young, người vợ bằng tuổi ông, được công nhận là người hoàn thành khóa thực hành di sản vào năm 2009. Con trai học chuyên ngành hoạt hình cũng đang giúp đỡ ông. Năm 2022, bà Park được Quỹ YÉOL bình chọn là

Các mẫu hoa văn có tính biểu tượng bên cạnh chức năng thẩm mỹ. Các hoa văn cát tường thường hay được sử dụng bao gồm chữ “thọ (壽)” với ý nghĩa là trường thọ hoặc chữ “phúc 福)” thể hiện mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, cũng như quả lựu tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở hay mẫu đơn đại diện cho vinh hoa phú quý.

“Nghệ nhân của năm” và các sản phẩm của bà được đánh giá cao trong một dự án triển lãm của YÉOL và Chanel. YÉOL là đơn vị chuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ những nghệ nhân thành danh cũng như những thợ thủ công mỹ nghệ trẻ của Hàn Quốc.

“Khi vẻ đẹp truyền thống hài hòa với cảm quan hiện đại, mối quan tâm của xã hội đến việc dát vàng ngày càng tăng. Tôi nghĩ vàng lá là một giấc mơ, giấc mơ được dát bằng những điều mà ai cũng hoài mong như danh dự, sự giàu có và tình yêu.”

Dạo gần đây nghệ nhân Kim đắm chìm hơn vào công việc của mình cũng bởi một lẽ, xây dựng bảo tàng nghề vàng lá là mong ước lớn nhất của ông.

55 BẢO TỒN DI SẢN
54 BẢO
TỒN DI SẢN

những nẻo đường

Khám phá điều mới mẻ ở nơi quen thuộc

Niềm vui từ du lịch có thể tìm thấy ở đâu? Có người chọn thưởng ngoạn phong cảnh mới lạ, người khác lại tìm ý nghĩa trong sự thư giãn trọn vẹn. Tất nhiên, không thể bỏ qua các món ăn ngon và mua sắm. Tuy nhiên, mọi hoạt động trên đều có điểm chung. Khi ta phát hiện giá trị mới mẻ ở nơi ta cho rằng đã quen thuộc, hay khi ta tìm thấy ý nghĩa mới từ đối tượng ta nghĩ rằng đã quen thuộc, niềm vui sẽ tăng lên gấp bội. Huyện Buyeo tại tỉnh Chungcheongnam sẽ là điểm đến thích hợp với quan điểm này.

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

57
BUYEO-GUN
Trên
Kwon Ki-bong Nhà văn Dịch. Hoàng Thị Trang Ảnh. Lee Min-hee ©

NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

NÓI ĐẾN BUYEO, không ít người nhớ ngay đến cụm từ “vẻ

đẹp u buồn của một đất nước điêu tàn” vốn được mệnh danh cho cảm xúc mà nơi này mang lại. Nhưng liệu đó có phải là tất cả? Được biết, Buyeo là thủ đô cuối cùng của vương quốc Baekje, nơi từng sản sinh nên một nền văn hóa rực rỡ. Trái với dự đoán, báu vật thực sự của Buyeo được giấu ở nơi vừa quen thuộc vừa lạ lẫm.

CỬA NGÕ GIAO LƯU VỚI THẾ GIỚI CỦA BAEKJE

Sông Geum là con sông lớn thứ ba tại Hàn Quốc với chiều dài hơn 400km. Người Buyeo gọi sông Geum chảy qua Buyeo là sông Baekma (Bạch Mã). Sông Baekma có nghĩa là “con sông lớn nhất tại Baekje”, chỉ khu vực thượng hạ nguồn dài 16km với trung tâm là pháo đài Buso (Phù Tô). Giờ đây, ngoài du thuyền, tàu bè không còn đi lại tự do như trước do việc xây dựng đập ở cửa sông Geum, nhưng đến cuối triều đại Joseon nhiều tàu lớn nhỏ vẫn qua lại tấp nập ở khu vực này. Thậm chí, có những con tàu đến từ biển Hoàng Hải, cách đó khoảng 70km về phía hạ lưu. Cửa ngõ then chốt chính là bến phà Gudeurae nằm giữa sông Baekma và pháo đài Buso.

Hiện khó tìm thấy từ “gudeurae” trong tiếng Hàn mà chỉ có thể truy dấu tích của nó trong tiếng Nhật. Nguyên gốc của “gudeurae” là “kudara” có nghĩa là “tổ quốc”, “đất nước vĩ đại” và “đất nước chư hầu”. Đồng thời, nó cũng mang nghĩa “Baekje”.

Điều này cho thấy Baekje đôi khi cạnh tranh, đôi khi hợp tác với Goguryeo và Silla, đồng thời cũng giao lưu với Trung

Quốc và Nhật Bản xa xôi bằng giao thương đường biển. Quá

trình này đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và văn hóa của

vương quốc đến mức tên của hải cảng tấp nập tàu buôn ra vào đã trở thành tên gọi tượng trưng cho nơi này. So với các nước láng giềng, tuy Baekje có diện tích tương đối nhỏ và không có

Lư hương bằng đồng mạ vàng Baekje được khai quật từ những ngôi mộ cổ ở Neungsan-ri, Buyeo năm 1993 được công nhận là bảo vật quốc gia của Hàn Quốc vào ngày 30/5/1996.

Nhà hóng mát Baekhwa

được xây dựng theo hình lục giác trên tảng

đá hiểm trở trên sông

Geum ở phía bắc pháo đài Buso tại Buyeo. Có giai thoại cho rằng vào triều đại vua Uija (trị vì 641-660), khi Baekje thất thủ trước cuộc xâm lược của liên quan Silla và nhà Đường, hơn 3.000 cung nữ đã nhảy xuống sông từ đá Nakhwa tuẫn tiết.

đường bộ nối liền với lục địa, nhưng bí mật về sức mạnh duy trì nền lịch sử gần bảy thế kỷ từ năm 18 trước công nguyên đến năm 660 lại nằm ở chính điều này.

SỰ THẬT VỀ ĐÁ NAKHWA

Giờ đây, bạn có thể du ngoạn sông Baekma bằng du thuyền mô phỏng thuyền buồm hwangpo hoặc xe buýt đường thủy. Chưa đầy 30 phút đi thuyền, bạn có thể đến bến chùa Goran (Cao Lan). Đây là điểm khởi đầu của con đường đi dạo quanh pháo đài Buso.

Chùa Goran được cho là được xây dựng để tưởng nhớ oan hồn của người Beakje. Đi qua chùa và hướng lên dọc theo con đường đi bộ, bạn sẽ đến nhà hóng mát có tên Baekhwa (Bách Hoa), nơi bạn có thể phóng tầm nhìn ra sông Baekma. Phong cảnh từ nhà hóng mát nhìn xuống thật tuyệt vời. Đá “Nakhwa” nằm ngay phía dưới. Nakhwa bắt đầu được sử dụng khi vương quốc Baekje bị diệt vong vì những sai lầm trong cai trị của vua Uija (nghĩa Từ), cuối cùng 3.000 cung nữ đã nhảy xuống sông Baekma tuẫn tiết. Tuy nhiên, đây chỉ là giai thoại được dựng lên khoảng 1.000 năm sau, không liên quan đến sự thật lịch sử. Người chiến thắng luôn được tôn vinh và kẻ thất bại luôn bị hạ thấp như trong câu “lịch sử được viết bởi những người chiến thắng”.

Trong “Tam Quốc sử kí” được viết vào triều đại Goryeo (Cao Ly) giữa thế kỷ XII, vua Uija được miêu tả là người “oai phong, hùng dũng, dũng cảm và quyết đoán”... Ông hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận yêu thương anh em nên được gọi là “Haedongjeungja” (tạm dịch Tăng Tử của bán đảo Triều Tiên). Haedong (Hải Đông) chỉ bán đảo Triều Tiên, Jeungja (Tăng Tử) - đệ tử của Khổng Tử, là học giả được coi là một trong “ngũ thánh của Phương Đông”. Điều này cho thấy vua Uijakhôngchỉcóphẩmgiácủamộtvịvuamàcòncónhâncách

59 58 TRÊN
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

Chưa đầy ba năm sau khi

chỉ định là bảo vật quốc gia của Hàn Quốc.

đức độ và học thức uyên thâm đến mức có thể so sánh với một nhà hiền triết.

Trên thực tế, vua Uija là vị vua có tài hơn người ở chỗ một lúc thôn tính 40 thành của Silla và dùng tài ngoại giao cô lập vương quốc này. Nhưng dường như ông không thể chống lại cuộc xâm lược của một đội quân liên minh không chỉ với Silla mà còn với cả nhà Đường của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả sau khi Buyeo thất thủ và vua Uija bị áp giải sang Trung Quốc, nghĩa quân phục hưng của Baekje dưới sự chỉ huy của vua Pung (Phong 623-?), con trai của Vua Uija, vẫn tiếp tục chống lại quân liên minh của Silla và nhà Đường trong suốt ba năm. Đôi khi thực tế và sự thật không giống nhau. Cái tên mang nhiều nỗi buồn “Nakhwa” ẩn chứa sự dũng cảm đến cùng của vương quốc Baekje.

Điện Geungnak thuộc chùa Muryang (Vô Lượng) nằm ở rặng núi Mansu có cấu trúc đặc trưng với kiến trúc hai tầng nhìn từ bên ngoài, nhưng lại trọn vẹn thông tầng mà không có sự phân chia giữa tầng trên và tầng dưới ở bên trong. Cảnh quan của chùa được hoàn thiện bởi tháp đá năm tầng và đèn đá.

TINH HOA VĂN HÓA BAEKJE

Chúng ta có thể tìm thấy sự hưng thịnh của Baekje ở đâu? Lần lượt đi qua Sajaru (lầu Tứ Thử), lầu các đặt tại nơi cao nhất của pháo đài Buso, kho, doanh trại quân đội và từ đường Samchung (Tam Trung) vốn là nhà thờ được lập nên để thờ ba vị trung thần cuối cùng của triều đại Baekje là Gyebaek (Giai Bách, ?-660), Seongchung (Thành Trung, ?-656), và Heungsu (Hưng Thủ); sau đó ra khỏi pháo đài Buso, bạn sẽ thấy cách đó không xa là Bảo tàng Buyeo Quốc gia. Quy mô của bảo tàng không lớn. Tuy nhiên, độ sâu và rộng của những di sản văn hóa đang được bảo tàng lưu giữ thực sự rất sâu và rộng. 30 năm trước vào ngày 12 tháng 12 năm 1993, khoảng 4 giờ 30 phút chiều khi mặt trời sắp lặn, công tác khai quật các ngôi mộ cổ ở Neungsan-ri chuẩn bị hoàn tất. Một lư hương lớn cao hơn 60cm, nặng gần 12kg chưa từng tìm thấy trước đó đã được phát hiện tại hố bùn sâu khoảng 1,20m. Đó là chiếc lư hương bằng đồng mạ vàng của triều đại Baekje, với giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa lịch sử đặc biệt, nó đã được chỉ định là bảo vật quốc gia không đầy ba năm sau khi được phát hiện.

Ban đầu, có ý kiến nghi ngờ rằng liệu đó có phải là lư hương được làm tại Trung Quốc hay không. Cơ bản vì nó có phong cách như lư hương được làm tại Trung Quốc, thêm vào đó, Baekje là đất nước Phật giáo nhưng thực tế trên lư hương màu sắc Đạo giáo lại được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, rõ ràng nó là chiếc lư hương được làm tại Baekje. Tổng quan hình dạng có thể trông tương tự với lư hương Trung Quốc, nhưng nó được khai quật từ khu lò rèn liền kề các ngôi mộ cổ ở Neungsan-ri và khác với lư hương Trung Quốc, nó được làm bằng đồng mạ vàng. Đặc biệt, trên lư hương còn chạm khắc hình ảnh nhạc cụ có dây có nguồn gốc từ bán đảo Triều Tiên có tên geomungo (geomungo là tên gọi bằng tiếng Hàn thuần túy, còn trong tiếng Hán nó được gọi là huyền hạc cầm hay huyền cầm). Tuy hình dạng của lư hương Trung Quốc và lư hương đồng mạ vàng Baekje có nét tương đồng nhưng về cơ bản, chúng khác nhau.

Điểm đặc biệt là các loại nhạc cụ bên cạnh người biểu diễn eomungo được điêu khắc trên nắp lư hương gồm “jongjeok” (tên một loại sáo) và “wanham” (một loại nhạc cụ tương tự đàn ghi ta) có nguồn gốc từ phương Tây. Thêm vào đó, còn có người chơi trống hình tròn có hình dạng giống chiếc chum có thể tìm thấy ở Đông Nam Á và chơi “baeso” (tương tự như sáo quạt), một nhạc cụ ống của tộc người du mục phía bắc.

Chúng ta có thể thấy sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa ngoại lai như văn hóa thắp hương của phương Tây bắt nguồn từ Ả Rập và lư hương theo phong cách Trung Quốc; giữa tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Đạo giáo. Điều này cho thấy Baekje đã rất tài tình trong việc nội địa hóa hay tự phát triển những điểm còn hạn chế của đất nước qua việc giao lưu với thế giới và tiếp nhận những điều mới mẻ, bên cạnh việc giữ gìn những tinh hoa văn hóa của đất nước. Đó là lý do chúng ta có thể suy ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và văn hóa của Baekje qua giá trị nghệ thuật và tính độc đáo của chiếc lư hương bằng đồng mạ vàng có một không hai này.

NHÀ LÚC SINH THỜI VÀ BẢO TÀNG VĂN HỌC

NHÀ VĂN SHIN DONG-YEOP

Baekje không chỉ là địa danh chỉ không gian có từ hàng trăm hàng ngàn năm trước. Cách Bảo tàng Quốc gia Buyeo khoảng 800m về phía tây bắc là ngôi nhà nơi sinh thời của nhà thơ Shin

Tên sông Baekma có nghĩa là “sông lớn của Baekje”. Du khách có thể thưởng ngoạn phong cảnh của Buyeo bằng thuyền buồm Hwangpo được phục dựng qua nghiên cứu lịch sử từ thời Baekje hoặc xe buýt đường thủy lần đầu tiên được vận hành tại Hàn Quốc.

Khu phức hợp văn hóa Baekje là nơi tái hiện cung điện vua chúa triều đại Baekje. Du khách có thể chiêm ngưỡng lịch sử và văn hóa Baekje qua cung

điện vua chúa Sabi, chùa Neungsa và làng văn hóa sinh hoạt tái hiện không gian sống của các tầng lớp xã hội thời bấy giờ.

61 60 TRÊN
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
được phát hiện, giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa lịch sử của lư hương bằng đồng mạ vàng của triều đại Baekje đã được công nhận và được
© BUYEO-GUN

Địa điểm tham quan tại Buyeo

Chùa Muryang

Khu phức hợp văn hóa Baekje

Đá Nakhwa

Bến phà Gudeurae

1 Khu vực chùa Jeongnim

Nhà và Bảo tàng Văn học Shin Dong-yeop

Jaon-gil

Sông Baekma

Seoul

Buyeo

Hồ Gungnam

Bảo tàng Quốc gia Buyeo

2 Thành La

3 Khu lăng mộ Buyeo

4 Cây tình yêu núi Seongheung

Bảo tàng Văn học Shin Dong-yeop được thành

lập để tôn vinh Shin Dong-yeop, nhà thơ yêu nước tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại Hàn Quốc giai đoạn những năm 1960. Nơi đây nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ, đồng thời thành lập “Giải thưởng văn học Shin Dong-yeop” để hỗ trợ các nhà văn kế tục lý tưởng của ông.

Trên đường Jaon nằm ở khu vực bến tàu Gyuam san sát các cửa hàng sách nhỏ, xưởng chế tác, nhà hàng và quán cà phê do các nghệ sĩ điều hành. Quang cảnh này gợi nhớ thời điểm ngành vận tải phát triển ở khu vực này trong quá khứ, tên gọi “Jaon” chứa đựng mong muốn tìm lại ngôi làng đầy ắp sự ấm áp.

Dong-yeop (1930-1969) và bảo tàng văn học mang tên ông. Shin Dong-yeop bắt đầu tham gia văn đàn vào năm 1959.

Ông qua đời ở tuổi 39 sau 10 năm hoạt động sáng tác. Tuy nhiên, dấu ấn ông để lại trên văn đàn Hàn Quốc rất rõ nét.

Các phẩm ông để lại sau khi trực tiếp trải qua giai đoạn đỉnh

điểm của phong trào 19 tháng 4 năm 1960, cuộc cách mạng

dân chủ đầu tiên ở Hàn Quốc trong lịch sử hiện đại, đã giúp

thế hệ sau mở rộng tưởng tượng về những phương án thay thế

để vượt qua chế độ độc tài. Đơn cử ông nói về một giấc mơ

chưa thể đạt được hay là vấn đề sẽ được giải quyết vào một ngày nào đó là thống nhất của hai miền nam bắc Triều Tiên.

Đồng thời, ông cũng ủng hộ chủ nghĩa dân chủ và phê phán

chủ nghĩa quyền uy và chủ nghĩa cơ hội bao trùm xã hội Hàn

Quốc thời bấy giờ.

Nhà thơ mất khi còn trẻ tuổi, nhưng lý tưởng của ông cần

được kế thừa. Năm 1982, khi bầu không khí của chế độ độc tài vẫn còn bao trùm, bất chấp bị đàn áp, gia đình và nhà xuất bản

Changbi đã gây quỹ thành lập “Giải thưởng Văn học Shin

Dong-yeop”. Khác với giải thưởng văn học thông thường, đây

là giải thưởng nhằm hỗ trợ và khuyến khích các nhà văn kế

thừa một cách sáng tạo tinh thần chính trực của nhà thơ Shin

Dong-yeop, không giới hạn ở mảng thơ hay tiểu thuyết.

Không bỏ lỡ năm nào, giải thưởng đã được trao cho 40 nhà

văn, nhà thơ tính đến tháng 3 năm 2023.

Tư tưởng văn học phải giúp con người và xã hội mà họ

đang sống trở nên tốt đẹp hơn vốn là lí tưởng của nhà thơ Shin

Dong-yeop, được đúc kết trong bảo tàng văn học mang tên ông. Do đó, nơi này như sự tôn vinh dành cho nhà thơ, người đã thể hiện rõ nét hình ảnh một nghệ sĩ với tinh thần thực tiễn và ý thức tham gia vượt ra khỏi giới hạn của văn đàn Hàn Quốc vốn lấn sâu vào tư tưởng của chủ nghĩa duy mỹ (aestheticism).

TUYỆT MỸ

TĨNH LẶNG Đường Jaon bắc qua sông Baekma, nằm ở khu vực bến tàu Gyuam, là nơi thích hợp làm điểm kết thúc cho chuyến thăm Buyeo. Làng Gyuam từng là ngôi làng giàu có và trù phú khi hoạt động vận tải qua sông Baekma diễn ra sôi nổi, nhưng quá trình đô thị hóa đã khiến làng suy yếu, nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang. Jaon là tên gọi mang ý định tái sinh nơi này thành ngôi làng tràn đầy sự ấm áp.

Tản bộ xuống phố, bạn có thể bắt gặp những hiệu sách nhỏ, các phòng sáng tác lớn nhỏ chế tác nhiều vật dụng, nhiều nhà hàng và quán cà phê sử dụng nguyên liệu tại địa phương do các nghệ sĩ kế tục nhà thơ Shin Dong-yeop điều hành. Và cả cảm giác thư thái, khung cảnh ấm áp, thảnh thơi vốn có của vùng đất Buyeo... Đi dạo men theo đường Jaon, chẳng mấy chốc bạn sẽ nhớ đến sự huy hoàng rực rỡ của vương quốc Baekje và cảm thấy mở rộng tầm mắt trước việc phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong những thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc.

63 62 TRÊN
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG 1 2 3 4
NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
174 km
© BUYEO-GUN © BUYEO-GUN © BUYEO-GUN © BUYEO-GUN

Chân dung thường nhật

Park Mi-kyeong Nhà văn tự do Dịch. Mai Như Nguyệt Ảnh. Han Jung-hyun

Cửa hàng dụng cụ thể thao

thêu bảng tên

Không chỉ bán dụng cụ và thiết bị cần thiết cho các

môn thể thao, các cửa hàng dụng cụ thể thao gần

trường học còn nhận thêu tên lên đồng phục và đồ

thể dục. Đó là việc mà bác Lee Kyeong-ja, chủ tiệm

Cửa hàng Dụng cụ Thể thao Gimil vẫn luôn làm

trong suốt 40 năm qua. Bác thêu từng chữ một bằng máy thêu lắc tay và hôm nay bác cũng mừng rỡ đón chào khách đến.

CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT

Suốt 40 năm qua, sáng

nào bác Lee Kyeong-ja

đều đặn mở cửa tiệm bán dụng cụ thể thao và chờ đợi khách đến. Có

cả những vị khách ngày xưa từng là học sinh đã thêu bảng tên ở tiệm

bác, nay lại đến nhờ thêu tên con. Theo thời

gian, những người khách và khung cảnh

thân thiện xung quanh đã thay đổi, nhưng một điều không thay đổi đó chính là công việc thêu tên bằng tay mà bác vẫn luôn làm.

CÓ MỘT TỪ RẤT HAY đó là “thoăn thoắt”, nó diễn tả thao tác làm việc nhanh nhẹn, thuần thục, có vẻ không tốn chút sức lực nào. Đó cũng là từ mô tả dáng vẻ bác Lee Kyeong-ja khi thêu tên bằng máy thêu lắc tay và hoàn thành một sản phẩm chỉ không tới một phút. Tuy nhiên, để đạt được tốc độ như vậy thì trước đó bác đã bỏ ra rất nhiều thời gian, bắt đầu từ việc tập luyện thêu từng đường thẳng, rồi đến từng con chữ, mải miết cho đến khi quen dần.

40 NĂM KHÔNG THAY ĐỔI

Các ngón tay của bác Lee đều nghiêng về một phía. Dấu ấn của 40 năm trời thêu tên đều khắc hết trên bàn tay bác.

“Khi mới làm quen với máy thêu thì tay tôi bị thương rất nhiều. Bây giờ tôi đang phải khổ sở với chứng đau ngón tay và đau cổ tay. Nhưng dù vậy đi chăng nữa tôi cũng cảm thấy thật hạnh phúc. Khi chạy máy thêu, tôi không được xao nhãng. Cũng có khi tôi quá bận rộn đến mức quên cả ăn cơm. Thời gian trôi qua thật là nhanh.”

Cửa hàng Dụng cụ Thể thao Gimil do bác làm chủ đã được 40 năm, nằm ở phường Bukbyeon, thành phố Gimpo, tỉnh Gyeonggi. Phường Bukbyeon trước kia từng là khu vực trung tâm của thành phố Gimpo. Vào khoảng năm

1970, ủy ban quận và bưu điện được xây dựng ở đây và hàng quán, quán rượu, tiệm hớt tóc... cũng mọc lên xung quanh đã khiến nơi này trở thành khu sầm uất nhất của thành

phố Gimpo. Khu phố này hiện đang trong quá trình quy hoạch để phục vụ phát triển. Những cảnh quan thân thiện mà ta thấy ngày hôm nay sẽ biến mất không một dấu vết trong vòng một vài năm tới.

“Nếu khu phố này bị phá dỡ, thì tôi sẽ nghỉ kinh doanh đồ thể thao. Bây giờ, tiền thuê cửa hàng hàng tháng là 500.000 won, nhưng nếu chuyển đến một nơi mới thì sẽ phải trả gấp mấy lần so với hiện tại, vượt quá khả năng chi trả với thu nhập hiện nay của tôi. Tôi nghĩ mình chỉ còn làm công việc này vài năm nữa thôi nên cảm thấy vô cùng biết ơn những khách hàng ghé thăm mình.”

Bác Lee thêu bảng tên cho khoảng 20 trường cấp hai và cấp ba ở thành phố Gimpo, bao gồm trường cấp ba Gimpo, trường cấp hai Nữ sinh Gimpo và trường cấp ba Gimpo. Mỗi trường có một màu bảng tên khác nhau. Để đề phòng nhầm lẫn, mỗi khi sang năm mới, bác viết lại màu bảng tên của từng trường, của học sinh mới nhập học, học sinh đang theo học... rồi dán lên tường rồi mới làm việc. Giống như Spinoza, người hứa sẽ vẫn trồng một cây táo cho dù ngày mai trái đất có diệt vong, bác cũng lặng lẽ chào đón mùa xuân mới bằng cách thêu những bảng tên đầy màu sắc.

SỰ PHỐI HỢP BA NHỊP CỦA BÀN TAY, BÀN

CHÂN VÀ ĐẦU GỐI

Bác Lee là chủ nhân thứ ba của Cửa hàng Dụng cụ Thể thao Gimil.Chủ nhân đầu tiên là bố của người bạn học chung

65

DUNG THƯỜNG NHẬT

trường cấp ba. Sau đó, người bạn thừa kế lại cửa hàng vào giai đoạn các tuyến phố lớn ở Gimpo được hình thành. Đến năm 1983, bác Lee đã tiếp quản và điều hành cửa hàng đến hiện giờ.

“Tên gọi “Cửa hàng Dụng cụ Thể thao Gimil” với chữ “Gim” trong tên thành phố Gimpo và “il” nghĩa là “nhất”, hợp lại có nghĩa là cửa hàng dụng cụ thể thao đầu tiên ở Gimpo. Vì ý nghĩa của cái tên rất hay nên tôi để tên như vậy luôn.”

Không chỉ bán dụng cụ và thiết bị liên quan đến các môn thể thao, các cửa hàng dụng cụ thể thao gần trường học còn nhận thêu tên lên đồng phục và xem đây là một nguồn thu nhập quan trọng. Khi bán đồ thể dục, người bán thường thêu tên miễn phí lên những bộ đồ ấy, và dần dần việc thêu tên trên đồng phục đã trở thành công việc đặc thù của cửa hàng dụng cụ thể thao. Vào thời mà môn giáo dục quốc phòng vẫn còn trong chương trình giảng dạy bậc trung học và đại học (môn này bị bãi bỏ ở trường đại học từ năm 1988, được chuyển thành môn tự chọn ở trường trung học từ năm 1997 và trên thực tế thì có thể xem như đã bãi bỏ), việc thêu tên lên đồng phục giáo dục quốc phòng là việc của cửa hàng dụng cụ thể thao, bởi vì đây là nơi chuyên bán đồng phục Giáo dục quốc phòng.

“Những ngày đầu, tôi phải mang đồng phục quốc phòng và đồng phục thể dục đến nhờ những cửa hàng khác thêu giúp vì tôi không biết thêu. Nhưng tôi không thể làm thế mãi được, nên tôi đã tập thêu mỗi khi có thời gian. Tôi ngồi trên máy thêu cả ngày, từ sáng sớm cho đến tận đêm

khuya. Tôi đã mất 6-7 năm để tự tin thêu tên mình. Việc thêu bằng máy thêu lắc tay không chỉ cần đến đôi tay mà còn phải dùng chân đạp vào bàn đạp để điều chỉnh tốc độ và đẩy bộ gạt gối để điều chỉnh độ dày của chữ. Phải mất một thời gian dài tôi mới thành thạo việc phối hợp ba nhịp này.”

Bác Lee Kyeong-ja xỏ kim trong tích tắc, không phải vì thị lực của bác ấy tốt mà là vì bác ấy đã quen với cảm giác xỏ kim. Kiểu chữ bác dùng khi thêu trên máy là kiểu Gungseo (Cung thư) rất đẹp. Đây là kiểu chữ thường được các cung nữ triều đại Joseon sử dụng, chủ yếu được sử dụng trong các văn bản mang tính chính thức. Nét thêu của bác mang đậm tính thư pháp nên nhìn vô cùng tao nhã. Nó là nét chữ riêng biệt duy nhất trên thế gian này do được thêu bởi bác. Bác thêu một bảng tên với giá 2.000 won. Có người bảo rẻ quá, có người bảo hơi đắt, nhưng bác chỉ cười và tiếp tục thêu tên.

“Bốn năm trước, ở cửa hàng tôi đã có máy thêu vi tính rồi. Em tôi đảm nhận thêu vi tính, còn tôi thêu máy lắc tay.”

Cảm giác của hàng thêu vi tính với hàng thêu bằng máy thêu lắc tay là hoàn toàn khác biệt. Hàng thêu bằng máy thêu lắc tay đem lại cảm giác ấm áp hơn, như thể có sự dẫn truyền của nhiệt độ cơ thể. Đó là lý do vẫn có nhiều khách hàng tìm đến hàng thêu tay. Thỉnh thoảng có những người thời đi học đã từng đeo bảng tên thêu tại Cửa hàng Dụng cụ Thể thao Gimil, nay trở thành phụ huynh lại quay trở lại tiệm để thêu bảng tên cho con mình. Bất cứ khi nào gặp họ

CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT

bác đều cảm thấy thực sự vui. Dạo gần đây những bà mẹ

học sinh mẫu giáo thường đến để thêu tên con vào đồng

phục hoặc khăn tay. Tuy bác chưa gặp những đứa bé ấy lần nào, nhưng mỗi khi thêu tên cho chúng, trên khuôn mặt bác đều nở nụ cười rạng rỡ.

NHƯ MỘT CÁI CÂY Ở QUÊ HƯƠNG

“Vì công việc này tôi làm liên tục đến nay đã 40 năm nên từng thời kỳ tên nào thịnh hành tôi đều biết. Trước đây, có dạo mọi người dùng tên thuần Hàn không có Hán tự, còn dạo này, có vẻ có nhiều tên mà cả nam và nữ đều dùng được. Tôi cũng từng thêu những cái tên tiếng Hàn có bốn chữ chứa họ của cả cha lẫn mẹ hoặc thậm chí có năm chữ.

Nhìn lại, chúng đều là những kỷ niệm vui.”

Các xu hướng thịnh hành cũng được phản ánh rõ nét trong các món đồ thể thao. Tùy theo môn thể thao nào

đang được ưa thích mà món đồ thể thao bán chạy từng đợt

cũng khác. Thành phố Gimpo có những cánh đồng rất rộng, chỉ mới những năm 1970-1980 đây thôi, những cánh

Cảmgiáccủahàngthêuvitínhvớihàng thêubằngmáylắctaylàhoàntoànkhác biệt.Hàngthêubằngmáythêulắctayđem lạicảmgiácấmáphơn,nhưthểcósựdẫn truyềncủanhiệtđộcơthể.Đólàlýdovẫn cónhiềukháchhàngtìmđếnhàngthêutay.

cấp ba và sống ở Gimpo cho đến bây giờ. Khi tôi còn nhỏ, xung quanh đây toàn là đồng ruộng. Vào mùa thu, cánh đồng lúa chín vàng thật sự rất đẹp. Khi thành phố dần dần được hình thành thì những cảm xúc ngày xưa không còn nữa, nhưng những kỷ niệm ấm áp vẫn luôn còn mãi trong tim tôi. Tôi muốn sống ở khu này cho đến cuối đời.”

Thời điểm Cửa hàng

Dụng cụ Thể thao Gimil bận nhất là tầm tháng 1, tháng 2 hàng năm trước khi bắt đầu học kỳ mới. Sau khi những học sinh mới nhập học nhận đồng phục, các em đến tiệm và sau đó được đeo bảng tên thêu màu tương ứng với năm các em nhập học.

đồng đều bị đóng băng vào mùa đông và trở thành nơi trẻ em chơi trượt tuyết và trượt băng. Khi mới bắt đầu buôn bán vào giữa những năm 1980, bác đã bán được rất nhiều giày trượt băng. Khi đó, mùa đông thực sự đúng với bản chất của mùa đông. Cũng có thời điểm giày trượt patin bán rất chạy. Dù món nào thịnh hành đi nữa, bác cũng rất thích bán những món đồ chơi lành mạnh cho trẻ em. Bộ đồ chơi bóng bàn, bộ đồ chơi cầu lông, quả bóng đá, quả bóng rổ là những mặt hàng không mang tính xu hướng và bán rất chạy. Dạo gần đây nhiều người bán qua mạng nên doanh số bán hàng của bác giảm sút mạnh. Thay vào đó, nhiều người đến để nhờ dán miếng dán dạng ủi lên quần áo, vì có rất ít người chịu khâu vá ở nhà.

“Khi khách hàng tìm đến để nhờ ủi miếng dán lên áo khoác bị rách, tôi thường thêu che lại chỗ rách bằng những hình thêu hoa hồng hoặc lá cây. So với việc ủi miếng dán

bằng chất liệu khác lên vải, việc thêu hoa văn có màu giống như áo để che lỗ rách sẽ hợp và đẹp hơn. Vì khách thích nên tôi cũng vui.”

Ở khu phố này, ngoài Cửa hàng Dụng cụ Thể thao

Gimil còn có một tiệm nữa là Cửa hàng Dụng cụ Thể thao

Gimpo cũng nhận thêu tên, nhưng hai tiệm không cạnh tranh mà hỗ trợ nhau. Họ đếm số lượng học sinh cần đồng phục thể dục rồi mỗi tiệm sẽ nhập một nửa số lượng. Nếu nơi nào bán hết trước thì sẽ hướng dẫn khách qua cửa hàng kia. Họ thấu hiểu kinh nghiệm phải giúp đỡ nhau thì mới có thể bán lâu dài được.

Những người hàng xóm đã giúp bác nuôi các con.

Trước khi chuyển đến vị trí hiện tại vào năm 1992, Cửa hàng Dụng cụ Thể thao Gimil thuê mặt bằng tại rạp phim

Upare cũ - rạp chiếu phim duy nhất ở thành phố Gimpo.

Bác đã chuyển cả nhà đến sống ở trong cửa tiệm và nuôi hai con ở đó. Những người hàng xóm thường xuyên giúp bác chăm con. Bác đã rất vất vả vừa làm việc vừa nuôi dạy con cái, nhưng cũng rất nhớ khoảng thời gian cả khu phố tràn ngập sự ấm áp.

“Tôi sinh ra ở phường Yangchon, thành phố Gimpo và tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Gimpo luôn. Tôi đã kết hôn với một đàn anh thời

Bác Lee Kyeong-ja năm nay 70 tuổi. Giống như một cái cây sống cả đời ở nơi sinh ra, cuộc đời 70 năm của bác như rễ cây bám chặt vào mảnh đất quê hương. Dưới bóng cây cuộc đời của bác, nếu hôm nay có một hai vị khách nào tìm đến thì bác lại vẫn cứ sẽ thêu tên cho họ và mang lại đầy hơi ấm cho quê hương.

Nếu năm nào cũng thêu bảng tên thì sẽ biết được cái tên nào phổ biến vào năm đó. Thỉnh thoảng bác phát hiện có tên gồm bốn chữ với họ của cha lẫn mẹ hoặc một cái tên dài năm chữ. Nếu ta thêm hơi ấm của những đầu ngón tay và thêu tên từng chữ một với cả sự chân thành thì thời gian sẽ trôi qua thật nhanh đến mức ta không hề nhận ra rằng một ngày đã trôi qua.

67
66 CHÂN

Áp phích chương trình

“Địa ngục độc thân”chương trình thực tế hẹn

hò chân thật và nóng bóng

diễn ra tại “Đảo địa ngục”, người chơi phải gặp gỡ và

bắt cặp với nhau tại một

hòn đảo hoang vu rồi mới

được rời đi.

Jung Duk-hyun Nhà phê bình văn hóa đại chúng Dịch. Phạm Hương Giang

Những ẩn nghĩa đằng sau

cơn sốt hẹn hò thực tế

Gần đây, các nền tảng phát sóng dường như

đang cạnh tranh để đưa đến khán giả các chương trình hẹn hò thực tế, và xu hướng

này dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian. Hiện tượng này được hiểu là sự

thỏa mãn gián tiếp về khoảng cách giữa

lý tưởng và hiện thực trong yêu đương, hôn nhân mà xã hội Hàn Quốc đang đối mặt.

Khi phân tích các chương trình đã và đang được phát sóng

hiện nay, cũng không quá lời nếu nói rằng các chương

trình hẹn hò thực tế đang chiếm ưu thế. Năm 2021, khi

“Quá cảnh tình yêu” (Transit Love) và “Địa ngục độc

thân” (Single's Inferno) gặt hái được thành công lớn trên

nền tảng OTT, các chương trình hẹn hò thực tế bắt đầu ào

ạt như nước tràn hồ. Chỉ tính riêng những chương trình

được phát sóng vào năm 2022 cũng nhiều đến mức khó để

liệt kê hết như “Người săn bắt tình yêu ở Bali” (Love Catcher in Bali), “Quá cảnh tình yêu 2” trên TVING; “Tôi

là SOLO” (I'm SOLO), “Địa ngục độc thân 2” trên Netflix;

“Búp độc thân” (Doll Singles), “Người đàn ông của anh

ấy” (His Man), “Người đồng tính vui vẻ” (Merry Queer),

“Tiếng vỗ tay báo hiệu tình yêu!” (Love Alarm Clap! Clap! Clap!) trên Wavve...

HAI CHIẾC CÁNH CỦA HẸN HÒ THỰC TẾ

HÀN QUỐC

Trong số các chương trình, nhân tố chủ chốt tạo nên cơn sốt

hiện tại chắc chắn là sê-ri “Quá cảnh tình yêu” và “Địa ngục độc thân”. Cùng với mùa phát sóng đầu tiên, mùa 2 cũng tiếp tục tạo ra những cơn sốt, tất cả đều được phát sóng trên nền tảng có tên OTT với những thử thách mà sóng truyền hình chưa thể truyền tải trong thời gian qua. Đó là bởi nền tảng OTT được phép tự do phát sóng các chương trình, miễn sao có giới hạn độ tuổi người xem.

Sự thật là hầu hết các chương trình hẹn hò thực tế của Hàn Quốc trong thời gian qua đều chỉ dừng lại ở mức giao lưu tình cảm như việc xem một bộ phim lãng mạn. Nếu các chương trình trước đây chỉ thể hiện quá trình yêu đương thông thường của nam nữ lần đầu gặp gỡ, thì trong “Quá cảnh tình yêu”, các cặp đôi đã chia tay nhau cùng sinh hoạt trong một không gian rồi “đổi chuyến” để hẹn hò với một người khác hoặc “quay lại” với hiện thực đã chia tay. Đây là chương trình có mức độ kích thích cảm xúc cao khi người tham gia phải chứng kiến ngay trước mắt cảnh người yêu cũ thân thiết với một người khác không phải mình - một nội dung mà các phương tiện truyền thông hiện nay ngay cả

69
Giải trí
GIẢI TRÍ
Áp phích chương trình “Quá cảnh tình yêu 2” (trái), các cặp đôi đã chia tay nay cùng sống chung một nhà để nhìn lại mối tình đã qua, đối mặt với mối quan hệ mới và tìm thấy
của riêng mình.
tình yêu
© CJ NEWSROOM © Netflix

thử nghiệm cũng khó để làm. Ngoài ra, sê-ri “Địa ngục độc thân”, gây chấn động không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở nước ngoài thông qua Netflix khi nâng cấp độ hở hang và sự tiếp xúc cơ thể đến mức được gọi là “phiên bản Hàn Quốc” của “Sự cám dỗ nóng bỏng” (Too Hot to Handle). Chương trình độc đáo ở chỗ các chàng trai cô gái sau khi gặp nhau ở đảo Địa Ngục, nếu họ chọn bắt cặp được với nhau thì sẽ cùng qua đêm trên đảo Thiên Đường. Không chỉ giao lưu về mặt tình cảm, chương trình còn cố ý để lộ thân hình gợi cảm, cho thấy sự tiếp xúc cơ thể của nam nữ mà không hề được cắt gọt. Hai chương trình này đã tạo ảnh hưởng lớn đến thực tế tình yêu của Hàn Quốc.

Đáng ngạc nhiên là tất cả những điều này là hiện tượng nở rộ chỉ trong vòng một năm. Các chương trình hẹn hò cùng với sự ra đời của một nền tảng mới mang tên OTT đã chắp cánh và mở chiếc hộp Pandora từ lâu đã bị đóng kín về các khía cạnh, đề tài, vị trí và sự kích thích. Với đôi cánh “Quá cảnh tình yêu” và “Địa ngục độc thân” dang rộng, chương trình thực tế hẹn hò đang mở ra một thế giới mới cho ngành giải trí Hàn Quốc.

NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GAMESHOW HẸN HÒ

Trong quá khứ không phải là không tồn tại các gameshow hẹn hò. Việc tập trung vào văn hóa hẹn hò quen thuộc như mai mối, xem mặt, gặp gỡ, hẹn hò trong “Chiếc hộp tình yêu” (Love Studio) của đài MBC (1994-2001) trong đó những người bình thường trò chuyện tại trường quay rồi chơi trò chơi và lựa chọn đối phương mà họ thích, là một hình thái đơn giản nhưng đã gây sức chú ý lớn vào thời điểm đó. Tuy nhiên, khi người xem bắt đầu có nhu cầu đối với những chương trình mang tính giải trí, thì đến đầu những năm 2000, các gameshow này đã được chuyển thể

Chương trình giải trí “Tiếng vỗ tay báo hiệu tình yêu!”. Một phiên bản live-action của webtoon dựa trên bối cảnh người chơi đổ chuông báo thức nếu người họ thích đang di chuyển xung quanh trong bán kính 10m.

thành các chương trình giải trí về hẹn hò có sức hút cao với sự tham gia của các nghệ sĩ thay vì những người bình thường.

Vào thời kì này, các chương trình thực tế đã trở nên phổ biến tại nước ngoài khi tiết lộ ở mức độ cao hơn về cuộc sống riêng tư của những người chơi bình thường, nhưng

Hàn Quốc không thể theo xu hướng này bởi những hạn chế của truyền hình phát sóng mặt đất. Chương trình thực tế của nước ngoài bắt đầu được tiếp nhận bằng cách điều chỉnh ở mức độ phù hợp với tâm lý của người Hàn Quốc.

“Chúng ta đã kết hôn” (We Got Married) của đài MBC phát sóng năm 2008 là một ví dụ tiêu biểu. Đây là một chương trình cho thấy cuộc sống hôn nhân ảo trong đó những người nghệ sĩ xuất hiện thay vì những người bình thường. Chương trình đã được phát sóng cho đến mùa 4 vào năm 2017, đồng thời cũng là lúc kỷ nguyên của các chương trình thực tế được mở ra trong ngành phát thanh truyền hình.

Các chương trình truyền hình thực tế đã đi theo một khuôn mẫu không kích thích cho lắm với tên gọi “camera quan sát” cho đến năm 2011, chương trình “Cặp đôi” (Partner) xuất hiện trên SBS. Trong chương trình, các chàng trai và cô gái cùng sống trong một không gian đặc biệt có tên “Ngôi làng Tình yêu” và sẽ lựa chọn để ghép đôi với nhau. Nội dung này đã trở thành nguyên mẫu cho một loạt các chương trình hẹn hò thực tế thịnh hành hiện nay. Khi bị chỉ trích vấn đề phơi bày quá mức đời sống riêng tư của người tham gia, các chương trình này đã phải tạm dừng một thời gian. Sau đó, vào năm 2017, các chương trình thực tế hẹn hò đã được phát triển theo khuôn mẫu của “Tín hiệu trái tim” (Heart Signal), trong đó các câu chuyện tình yêu sẽ được kể như trong các bộ phim truyền hình lãng mạn. Hiện tại với ba yếu tố là sự phát triển của các chương trình thực tế

Cơn sốt của các chương trình thực tế về hẹn hò khiến ta tưởng rằng những người trẻ đang rất hứng thú với việc yêu đương và kết hôn, nhưng thực tế lại trái ngược hoàn toàn. Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc ngày càng suy giảm nhanh chóng. Chính vì vậy, cơn sốt các chương trình thực tế hẹn hò ở Hàn Quốc có thể cho thấy nhu cầu được thỏa mãn gián tiếp của những người gặp khó khăn trong việc hẹn hò, yêu đương ngoài đời thực.

với sự tham gia của những người bình thường, sự đa dạng trong đường hướng sản xuất, và sự ra đời của nền tảng mới

OTT đã thúc đẩy sự xuất hiện của những chương trình như

“Quá cảnh tình yêu” và “Địa ngục độc thân”.

KHOẢNG CÁCH GIỮA GAMESHOW HẸN HÒ VÀ

TÌNH YÊU, HÔN NHÂN TRONG THỰC TẾ

Cơn sốt của các chương trình thực tế về hẹn hò khiến ta tưởng rằng những người trẻ đang rất hứng thú với việc hẹn hò và kết hôn, nhưng hiện thực lại trái ngược hoàn toàn.

Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc ngày càng suy giảm nhanh

chóng. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, số cặp

đăng ký kết hôn vào năm 2011 là 329.087 cặp, năm 2021 là 192.507 cặp, giảm 134.566 cặp (41,6%) so với 10 năm trước. Có thể đây là do tác động của dịch COVID-19, nhưng nhìn chung, tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc đang giảm vẫn là một sự thật.

Đặc biệt đối với thế hệ trẻ, ngày càng có nhiều người từ bỏ việc hẹn hò, kết hôn và sinh con. Với họ, chỉ có thể hẹn hò, kết hôn và sinh con khi đã có kinh tế dư giả ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, tại một nơi mà sự cạnh tranh việc

làm trở nên khốc liệt như xã hội Hàn Quốc hiện nay, những người trẻ còn chật vật trong việc nuôi sống bản thân, nên hẹn hò hay hôn nhân đều là gánh nặng đối với họ. Chính vì vậy, cơn sốt các chương trình thực tế hẹn hò ở Hàn Quốc có thể cho thấy nhu cầu được thỏa mãn gián tiếp của những người gặp khó khăn trong việc hẹn hò, yêu đương ngoài đời thực. Hơn nữa, ta có thể nhận ra được những thay đổi gần đây trong quan điểm về tình yêu của giới trẻ Hàn Quốc nếu xem các chương trình thực tế về hẹn hò đang nở rộ trong một năm qua. Có thể thấy, so với các thế hệ trước đây, người trẻ hiện nay cởi mở hơn trong cách thể hiện tình yêu, trong việc tiếp xúc cơ thể, sống thử, thậm chí vẫn duy trì mối quan hệ sau khi chia tay. Ngoài tình yêu giữa hai giới, cũng có nhiều người thừa nhận sự đa dạng của tình yêu, trong việc tiếp xúc cơ thể, sống thử, thậm chí vẫn duy trì mối quan hệ sau khi chia tay. Ngoài tình yêu giữa hai giới, cũng có nhiều người thừa nhận sự đa dạng của tình

yêu, chẳng hạn như song tính luyến ái của người thuộc giới

tính thứ ba.

Mặt khác, nếu nhìn từ quan điểm của K-content thì

tình yêu vốn dĩ đã là đề tài có vị trí trọng tâm. Không chỉ

các chương trình thực tế hẹn hò đang bùng nổ như nước

tràn hồ hiện nay, mà các bộ phim K-drama thuộc thể loại

hài lãng mạn cũng đang rất được yêu thích ở nước ngoài

chính là minh chứng cho điều này. Quả thật, vì lý do văn

hóa hoặc tư tưởng, các chương trình thực tế về tình yêu của

“Người theo đuổi tình yêu” là một trò chơi tâm lý hẹn hò thực tế, trong một không gian nơi sự thật và dối trá cùng tồn tại, người theo đuổi tình yêu sẽ tránh người theo đuổi vật chất để tìm thấy tình yêu đích thực, người theo đuổi vật chất quyến rũ người theo đuổi tình yêu để giành tiền thưởng.

Hàn Quốc bị hạn chế hơn so với những chương trình ở nước ngoài đã bắt đầu trước đó. Tuy nhiên, người ta kỳ vọng rằng nó sẽ đủ sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu cùng với những bộ phim hài lãng mạn dựa trên sự nhạy cảm độc đáo của người Hàn Quốc, những người có thể nắm bắt một cách tinh tế cảm xúc của con người.

70 GIẢI TRÍ 71 GIẢI TRÍ
© CJ NEWSROOM
© wavve

Nghệ

NGHỆ THUẬT ẨM THỰC

Món canh ngải cứu cá bơn: Hương vị của mùa xuân

Vốn không phải là cỏ dại, cũng không phải là một loài hoa, ngải cứu non chính là thực vật đầu tiên mọc lên

từ mặt đất cứng đóng băng suốt một mùa đông. Cùng

với ngải cứu, cá bơn - món ăn quý giá vào mùa xuân

cũng là sứ giả báo hiệu mùa xuân đến. Cá bơn vào

mùa xuân nhiều thịt, mềm và thơm ngon. Sự kết hợp

của ngải cứu và cá bơn đã tạo nên món ăn quốc hồn

của Hàn Quốc, chính là món canh ngải cứu cá bơn.

Canh ngải cứu cá bơn là món ăn địa phương của vùng Tongyeong, tỉnh Gyeongsangnam. Mỗi năm vào đầu xuân, tất thảy các hàng quán trước bờ biển Tongyeong đều bắt đầu treo biển hiệu “Bán canh ngải cứu cá bơn”.

CÓ NHIỀU CÁCH có thể nhận biết được sự thay đổi của các mùa trong năm. Khi thời khắc giao mùa đến, cây cối bắt đầu đâm chồi nở hoa. Sau những ngày tháng mướt xanh, tán cây chuyển sắc đỏ vàng để rồi sau đó trở nên trơ trọi khẳng khiu trong gió lạnh. Một cách nữa để nhận biết sự giao mùa là cảm nhận bằng đầu lưỡi. Còn có cách nào trực quan bằng việc nếm thử các nguyên liệu tươi ngon nhất theo từng mùa? Bếp trưởng Kim Tae-won, một chuyên gia về ẩm thực truyền thống Hàn Quốc, lúc sinh thời đã chia sẻ rằng “Cách nhận biết nhanh nhất sự chuyển giao giữa các mùa là mua và thưởng thức những loại cá đắt đắt nhất theo mùa trong tháng ấy”.

BƠN VÀ NGẢI CỨU

NGUYÊN LIỆU TIÊU BIỂU CỦA MÙA

XUÂN

Một trong những món ăn báo hiệu sự bắt đầu của mùa xuân chính là món canh ngải cứu cá bơn đến từ thành phố

Tongyeong, tỉnh Gyeongsangnam. Đó là bởi cá bơn từ biển

cả và ngải cứu lớn lên từ mặt đất là những nguyên liệu tiêu

biểu của mùa xuân. Cá bơn tăng trưởng trong suốt mùa

đông và khi thời tiết ấm hơn, chúng di chuyển môi trường

sống đến khu vực phía nam để đẻ trứng. Điều này lý giải vì

sao người ta có thể đánh bắt rất nhiều cá bơn ngoài khơi bờ

biển Tongyeong vào mùa xuân. Cá bơn vào mùa xuân có

thể ăn sashimi (cá sống) và cũng được chế biến trong nhiều

món ăn khác nhau của Hàn Quốc như món kho, món canh, món lẩu. Đặc biệt, món “cá bơn segosi” được ăn sống

bằng cách thái lát những cá bơn con sát xương, khi ăn phát ra âm thanh rôm rốp được cho là món ngon “tuyệt phẩm” trong số các món ăn tuyệt hảo.

Ngải cứu là thực vật có vị hơi đắng, hương thơm. Hương vị của ngải cứu non ngon nhất khi được thu hoạch vào đầu xuân từ tháng 3 đến tháng 5. Sau giai đoạn đó, ngải cứu trở nên dai và đắng, giảm hẳn vị ngon khi dùng làm món ăn. Do vậy, nhiều nhà hàng có phục vụ món canh ngải cứu cá bơn rất bận rộn vì phải tìm mua ngải cứu được hái vào đầu xuân hàng năm. Tuy cùng là ngải cứu, nhưng khác với ngải cứu mọc ở lưu vực hay đồi núi, ngải cứu mọc nơi đón gió biển có hương vị thơm hơn, và cũng giàu khoáng chất hơn (nhờ gió biển), nên người ta thường tìm mua ngải cứu ở khu vực ven biển.

Ở Hàn Quốc, ngải cứu còn là biểu tượng cho “sức sống mãnh liệt”. Đó là bởi nó mọc xuyên qua đất, trổ ra thân lá, không khuất phục trước thời tiết, thổ nhưỡng hay bất kỳ môi trường sống nào. Trong thần thoại cổ của Hàn Quốc, ngải cứu cũng xuất hiện là “nguyên liệu nàng gấu đã cố ăn suốt 100 ngày trong hang động để trở thành người”. Trong thực tế, từ thời xa xưa người Hàn Quốc đã sử dụng ngải cứu không chỉ làm thực phẩm mà còn dùng làm thuốc.

MÓN ĂN QUÝ GIÁ THEO MÙA CỦA VÙNG NAM HẢI

Có truyền thuyết cho rằng mỗi độ xuân về, vì cá bơn nhiều vô kể nên những ngư dân ở khu vực Nam Hải là những người đầu tiên bắt đầu ăn cá bơn; cũng có chuyện kể rằng món canh ngải cứu cá bơn ra đời khi một số hộ gia đình ở khu vực ven biển Nam Hải nấu canh ngải cứu tươi ăn vào mùa xuân. Nấu canh kèm với cá, thịt, hay rau củ theo mùa từ vùng núi là văn hóa ẩm thực tồn tại khắp Hàn Quốc, cho nên ai là người đầu tiên bắt đầu món ăn này vốn không quá

73
thuật ẩm thực
Hwang Hae-won Tổng Biên tập nguyệt san Kinh doanh nhà hàng Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân Ảnh. Lee Min Hee

quan trọng. Tuy nhiên, điều chắc chắn là canh ngải cứu cá bơn là món ăn theo mùa của riêng vùng Nam Hải.

Khác với món lẩu hay món canh khác của Hàn Quốc, canh ngải cứu cá bơn có đặc trưng là nước dùng rất trong vì không sử dụng bột ớt. Điều cốt lõi là giữ được hương thơm và vị ngon tự nhiên của ngải cứu, nên thay vì cho các nguyên liệu tạo vị cay, chỉ cho đậu nành lên men cùng một lượng nhỏ nước tương làm nước dùng tạo nên hương thơm phảng phất. Chỉ cần cho cá bơn đã sơ chế sẵn, rau ngải cứu đã rửa sạch, củ cải, hành ba rô vào đun sôi thế là xong. Miễn là có cá bơn tươi và ngải cứu đúng mùa, không cần thêm nguyên liệu hay gia vị nào nữa vì chính chúng đã tự tạo ra vị thơm ngon.

HƯƠNG VỊ CỦA MÙA XUÂN

Những người lần đầu ăn thử món canh ngải cứu cá bơn thường đánh giá là “vị nước dùng thật đặc biệt” do vị đăng đắng và mùi hương của ngải cứu, nhưng khi đã quen với hương vị độc đáo này thì sẽ nhanh chóng mê mẩn canh ngải cứu cá bơn. Những người sành ăn cho rằng nhân vật chính của món canh ngải cứu cá bơn là ngải cứu, chứ không phải cá bơn. Điều này là do ngải cứu chiếm phần lớn trong hương vị của món ăn. Mùi ngải cứu hòa quyện với nước dùng tương đậu lên men làm nên vị ngon sống động, thưởng thức thêm miếng cá bơn mát lành càng khiến hương vị món ăn đậm đà hơn.

Tại những nhà hàng phục vụ món ăn theo nguyên liệu của từng mùa, có nơi sớm đã bắt đầu bán món canh ngải cứu cá bơn vào trung tuần của tháng hai. Đặc biệt, trong các khu chợ vùng Tongyeong của tỉnh Gyeongsangnam, gần cảng biển có hàng dãy quán ăn phục vụ món canh ngải cá bơn là món ăn đặc trưng của mùa xuân. Trong số đó,

Ngải cứu có tính hàn, từ thời xa xưa đã được biết

đến là một vị thuốc rất tốt trong điều trị đau bụng, giúp tăng cường chức

năng của dạ dày, gan và thận. Ngải cứu ngon nhất được thu hoạch vào đầu xuân từ tháng 3 đến tháng

5. Bởi vì sau giai đoạn này, ngải cứu trở nên dai và đắng, giảm hẳn vị ngon khi làm nguyên liệu chế biến.

Có nhiều tên gọi cá bơn khác nhau như cá bơn sao, cá bơn đá, cá bơn mũi dài. Trong số đó, cá bơn được đánh bắt ở Tongyeong là cá bơn mũi dài, từ tháng 12 đến tháng

1 là giai đoạn cấm đánh bắt cá. Đây cũng là lý do canh ngải cứu cá bơn được phục vụ ở thành phố Tongyeong từ tháng 2.

“quán ăn Bunso” là quán ngon điển hình phục vụ món canh ngải cứu cá bơn, hương vị cá bơn mới đánh bắt nấu cùng ngải cứu tươi. Món mắm cá cơm dùng làm món ăn kèm cũng là một “tuyệt phẩm”. Sự kết hợp hương vị của hai món này ngon đến nỗi mọi người nói rằng đó là “kẻ cướp cơm”. Bởi vì nó ngon đến mức cứ ăn cơm hoài không dứt.

Nơi nổi tiếng nhất với món ngải cứu cá bơn tại thủ đô Seoul là nhà hàng mang tên Chungmujib tọa lạc tại đường

Món ăn được làm từ ngải cứu mọc ở khắp nơi trên mặt đất và loại cá phổ biến ở các bờ biển của Hàn Quốc có thể khiến chúng ta tự hỏi rằng nó có điểm

gì đặc biệt. Nhưng những ai đã từng thưởng thức món canh ngải cứu cá bơn sẽ lập tức mê mẩn vị ngọt thanh của cá bơn và hương thơm của ngải cứu.

Những người sành ăn cho rằng nhân vật chính của món canh ngải cứu cá bơn là ngải cứu, chứ không phải cá bơn. Điều này là do ngải cứu chiếm phần lớn trong

hương vị của món ăn. Mùi ngải cứu hòa quyện với nước dùng tương đậu lên men làm nên vị ngon sống động, thưởng thức thêm miếng cá bơn mát lành càng khiến hương vị món ăn đậm đà hơn.

Eulji-ro. Người cha của chủ nhà hàng hiện tại đã khai trương cơ sở này vào năm 1964 ở Tongyeong, Gyeongsang, lấy thương hiệu là Huirakjang. Vào thời điểm ấy, món ăn

thân phụ ông tự tin nhất chính là canh ngải cứu cá bơn.

Với khởi đầu như vậy, canh ngải cứu cá bơn - thực đơn

mùa xuân tiêu biểu của Chungmujib đã trở thành thực đơn

nổi tiếng, luôn nhận được sự yêu mến của khách quen hơn

50 năm qua. Thực đơn tiêu biểu khác là món cơm trộn dứa

biển ăn cùng canh ngải cứu cá bơn. Món cơm trộn dứa

biển thơm ngon gồm dứa biển thái nhỏ, mầm cải non, rong

biển sợi, dầu mè phủ lên lớp cơm trắng, khi ăn cùng canh ngải cứu cá bơn sẽ khiến người ta phải cảm thán trước sự hòa hợp ảo diệu này.

Vạn vật dù tràn đầy sức sống nhưng đến thời điểm cũng sẽ tàn phai, rồi lại chờ đến ngày hồi sinh, và mất rất nhiều thời gian kiên trì và chờ đợi. Bây giờ, trong những ngày xuân đẹp trời này, món canh ngải cứu cá bơn cũng như thế. Nếu không thưởng thức ngay bây giờ thì lại phải đợi một năm nữa. Do vậy, trong không khí mùa xuân đang ngập tràn, mong các bạn có thể thưởng thức hương vị của mùa xuân thật sự trọn vẹn.

75 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC 74 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
© g ettyimagesKOREA

Điểm nhìn Việt Nam

Ban Biên tập Tạp chí Koreana Tiếng Việt

Dịch giả đồng hành cùng chuyên mục

Vàomộtngàytháng4,BanBiêntậpTạpchíKoreana TiếngViệtvinhdựđượcgặpgỡvàtròchuyệnvớidịch giảNguyễnTrungHiệp,ngườiđãđồnghànhvới chuyênmục“Bảotồndisản”củaTạpchítrongsuốt thờigianqua.Cóthểnóichuyênmục“Bảotồndisản” làchuyênmụcđặcbiệtcủaTạpchívớinhữngnộidung chuyênsâuvềngànhnghềthủcôngtruyềnthốngvàdi sảncủaHànQuốc.Mờicácbạncùnglắngngheýkiến chiasẻcủathầyNguyễnTrungHiệpđểbiếtthêmvề nhữngtrảinghiệmvàcảmnhậncủathầyvềchuyên mụcđặcbiệtnàynhé.

Xin thầy giới thiệu đôi nét về mình.

Xin chào quý độc giả của Tạp chí Koreana Tiếng Việt. Tôi là Trung Hiệp, hiện đang công tác tại Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chính của tôi là giảng dạy các học phần tiếng Hàn và Hàn Quốc học, đặc biệt là học phần văn hóa truyền thống Hàn Quốc.

Xin thầy cho biết thời gian đã tham gia cộng tác dịch thuật cho Tạp chí Koreana Tiếng Việt. Tôi đã được biết và tiếp xúc với Tạp chí Koreana phiên bản tiếng Hàn và tiếng Anh từ rất lâu, ngay từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng cơ duyên tham gia cộng tác dịch thuật cho tạp chí chỉ mới bắt đầu từ số đầu tiên của Tạp chí Koreana Tiếng Việt, số mùa Xuân 2014.

Xin thầy cho biết số lượng các bài thầy đã dịch trong chuyên mục “Bảo tồn di sản” của Tạp chí. Cho đến nay, tổng số bài trong chuyên mục “Bảo tồn di sản” (Guardians of Heritage) mà tôi tham gia dịch thuật là chín bài. Tính luôn các bài viết về di sản văn hóa Hàn Quốc nằm ở các chuyên mục khác là 12 bài.

Có thể xem thầy là dịch giả xuyên suốt của chuyên mục “Bảo tồn di sản” từ 6 số gần nhất đến nay, theo thầy, chuyên mục này có đặc điểm gì nổi bật?

Là một người giảng dạy về văn hóa truyền thống Hàn Quốc,

lại may mắn được cộng tác biên dịch các bài về nghệ thuật thủ công, mỹ nghệ và di sản văn hóa Hàn Quốc, tôi thấy chuyên mục “Bảo tồn di sản” có những đặc điểm thú vị sau:

Về nội dung, nhìn chung, mỗi bài viết nhằm mục đích giới thiệu đến độc giả một loại hình ngành nghề thủ công, nghệ thuật truyền thống thuộc danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” Hàn Quốc và nghệ nhân bậc thầy tiêu biểu của ngành nghề đó. Các nghệ nhân này cũng được công nhận là “người nắm giữ và thực hành di sản văn hóa phi vật thể” quốc gia Hàn Quốc. Như chúng ta cũng biết, bảo tồn di sản luôn là một lĩnh vực phức tạp, có những tranh luận về mục đích bảo tồn để làm gì, cách thức tiến hành bảo tồn như thế nào, có đem lại giá trị gì hay không? Các câu hỏi như thế được các tác giả, cùng các nghệ nhân bậc thầy được phỏng vấn trong mỗi bài viết khéo léo trả lời. Qua đó, việc bảo tồn di sản như đang vẽ ra sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Độc giả có thể nhận ra công việc bảo tồn di sản không vì mục đích kinh tế mà nhằm lưu giữ những giá trị dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật để giáo dục cho các thế hệ mai sau.

Về ngôn từ và văn phong, các tác giả viết bài thường là chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật truyền thống hoặc giáo sư đại học nên ngôn từ sử dụng trong bài viết mang đậm chất văn chương. Thông qua các bài viết, độc giả có thể biết thêm các từ vựng chuyên ngành di sản văn hóa, đặc biệt là chuyên ngành nghệ thuật, thủ công mĩ nghệ.

ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

Người đào tạo truyền nghề nút thắt Park Seonkeung đã tiếp bước ông ngoại, bà ngoại và mẹ của mình kế nghiệp nghề làm nút thắt truyền thống trong gần 40 năm qua.

77
"Bảo tồn di sản" của Koreana Tiếng Việt
© KOREANA

Để dịch tốt chuyên mục “Bảo tồn di sản”, người dịch cần có kiến thức liên quan nào không ạ?

Thật ra, ban đầu tôi không quan tâm đến các bài viết về nghệ thuật thủ công và di sản Hàn Quốc. Nhưng sau đó, do nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu để mở rộng kiến thức và cập nhật nội dung phục vụ công tác giảng dạy, tôi bắt đầu đọc và dịch các bài viết về nghệ thuật thủ công và di sản văn hóa Hàn Quốc.

Nội dung các bài viết trong chuyên mục “Bảo tồn di sản” khá khó vì tác giả sử dụng nhiều từ vựng chuyên ngành liên quan các loại hình thủ công mĩ nghệ, di sản kèm cách diễn đạt rất văn chương. Để biên dịch tốt, người dịch phải có vốn kiến thức nhất định về lĩnh vực văn hóanghệ thuật truyền thống nói chung và lĩnh vực thủ công mĩ nghệ, di sản văn hóa nói riêng. Nếu gặp nội dung liên quan đến nghề thủ công mĩ nghệ chưa quen thuộc, người dịch cần tìm đọc tài liệu liên quan bằng tiếng Việt. Có lần tôi dịch bài về nghề trang trí vàng lá truyền thống trong bài “Khắc mãi giấc mộng hoàng kim” trong Koreana số Mùa Xuân 2023, tôi đã phải tìm đọc các tài liệu tiếng Việt để có

hóa. Một là, phải bảo tồn di sản và bảo tồn ở trạng thái nguyên trạng. Hai là, phản đối công tác bảo tồn với lí do chúng không đem lại giá trị gì trong cuộc sống hiện đại. Tôi nghĩ, các độc giả chuyên mục “Bảo tồn di sản” nên để hai luồng ý kiến này sang một bên khi thưởng thức các bài viết. Khác với suy nghĩ của chúng ta, công tác bảo tồn nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống và di sản đem lại nhiều giá trị về mặt kinh tế, đồng thời, góp phần xây dựng “bảo tàng thời gian” cho thế hệ con cháu chiêm nghiệm về các giá trị văn hóa - nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Bên cạnh đó, độc giả nên đọc các bài viết bằng tiếng

Việt về loại hình nghệ thuật truyền thống để có kiến thức chung cũng như hiểu rõ khái niệm của từ vựng chuyên ngành... Nếu trải qua bước này, độc giả sẽ hiểu chính xác và sâu hơn nội dung của bản dịch vốn súc tích do truyền tải trung thành từ nội dung của văn bản gốc bằng tiếng Hàn.

Sau cùng, tôi nghĩ độc giả nên có tâm thế “tìm kiếm

hình ảnh cuộc sống của người Hàn Quốc” qua câu chuyện của các nhân vật trong bài viết. Có như vậy, độc giả sẽ nắm bắt và tưởng tượng, thấu hiểu nhiều điều thú vị từ quá khứ đến hiện tại của văn hóa nghệ thuật truyền thống Hàn

Quốc nói chung và cuộc sống của người Hàn Quốc trong

Bài nào trong chuyên mục “Bảo tồn di sản”

Trong số các bài đã cộng tác dịch thuật, bài viết “Xe chỉ tâm hồn, thêu nên trời xanh” trong Koreana Tiếng Việt số

Nghệ nhân Kim Gi-ho

đang hoàn thiện công

đoạn loại bỏ phần vàng thừa sau khi dát những lá vàng vào gấu váy hanbok.

Nghề thủ công dát vàng lá có quy trình chế tác tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ năng tay nghề tinh tế và sự tập trung cao độ.

“Phù điêu đá đôi chim phượng hoàng” được trạm khắc bởi nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Lee Jae-sun. Phượng hoàng chủ yếu dùng trong trang trí cung điện, cũng như dùng làm hoa văn trên lễ phục hay đồ trang sức của nữ nhân hoàng thất.

Độc giả sẽ nắm bắt và tưởng tượng, thấu hiểu nhiều điều thú vị từ quá khứ đến hiện tại của văn hóa nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc nói chung và cuộc sống của người Hàn Quốc trong dòng chảy này nói riêng.

“Song lâm niết bàn tướng” tái hiện một trong tám cảnh cuộc đời Đức Phật trong tranh “Bát tướng đồ” 236 x 152 cm. Tơ trên lụa.

mùa Hè 2021 để lại cho tôi nhiều hào hứng và ấn tượng nhất. Bài viết này giới thiệu nghệ nhân thêu tay Choi Yoohyeon, người đã sống và gắn bó với đường kim mũi chỉ suốt 72 năm có lẽ. Nghệ nhân Choi là người đã nâng tầm nghệ thuật thêu tay truyền thống của Hàn Quốc với kỹ thuật độc đáo và những tuyệt tác trên nền tranh Phật giáo.

Có người nghĩ việc thêu thùa chỉ là công việc vất vả và tẻ nhạt do đòi hỏi kỹ năng xử lý đường kim và khả năng cảm nhận màu sắc thiên phú, nhưng lại không mang đến giá trị kinh tế cao. Nhưng thực tế khi chiêm ngưỡng tác phẩm thêu đẹp và tinh xảo của bà, ví như bức thêu tay “Song lâm niết bàn tướng” với rất nhiều nhân vật và chi tiết, màu sắc trong khổ tơ lụa chỉ rộng 236 x 152 cm, không ai giấu nổi sự thán phục. Tôi rất khâm phục niềm đam mê to lớn và sự kiên trì của bà dù đôi mắt bà “thâm quầng, thể lực khác xưa nên làm việc 2-3 tiếng là đã thấy quá sức”. Đặc biệt, nghệ nhân Choi gắn bó với nghề thêu với triết lý tóm gọn trong bốn chữ: “tâm tuyến thần châm”. Cụm từ này có nghĩa gốc là “thêu nên bầu trời bằng sợi chỉ tâm hồn”. Thật ấn tượng khi bà dành trọn tâm hồn mình vào mỗi tác phẩm với câu nói:“Tôi thêu từng mũi với tâm thế thiền định, giống như các nhà sư tận tụy với việc tu hành và tinh tấn.”

Ngành nghề truyền thống Hàn Quốc theo góc nhìn của thầy, một dịch giả kiêm một nhà nghiên cứu về Hàn Quốc học, có những mảng nào của nghệ thuật thủ công, mĩ nghệ Hàn Quốc có thể khai thác nghiên cứu hoặc giao lưu với Việt Nam không?

Có thể nói hiện nay, văn hóa-xã hội Hàn Quốc là lĩnh vực có nhiều hoạt động giao lưu và nghiên cứu nhưng mảng nghệ thuật thủ công truyền thống vẫn đang bị bỏ ngõ. Theo tôi thấy, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa, kiến trúc, thủ công mĩ nghệ truyền thống... của một dân tộc đều chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa-xã hội đặc trưng. Đó là những hiện vật hoặc biểu tượng văn hóa, giúp gợi nhớ đến ký ức nông thôn hoặc ký ức đô thị trong tiến trình phát triển của mỗi dân tộc. Thiết nghĩ, các học giả Việt Nam và Hàn Quốc nên tăng cường công tác nghiên cứu, trao đổi học thuật, giới thiệu về nghệ thuật tạo hình truyền thống của dân tộc mình cho nhau.

79 78 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM
© KOREANA © KOREANA © KOREANA

kr > Subscribe) and click the “Send” button. You will receive an invoice with payment information via e-mail.

Be the first to know when the new issue comes out. Sign up for Koreana web magazine notification emails on the Korea Foundation website (https://www.kf.or.kr/kid/sb/sbscrb/insertSbscrbInfo00.do).

In addition to the web magazine, the contents of Koreana are available via e-book service for mobile devices (Apple i-books, Google Books and Amazon).

READER FEEDBACK

We always welcome your feedback. E-mail any comments or suggestions to koreana@kf.or.kr.

ENJOY

1 EAST ASIA (CHINA, HONG KONG, JAPAN, MACAU and TAIWAN)

2 SOUTHEAST ASIA (BRUNEI, CAMBODIA, EAST TIMOR, INDONESIA, LAOS, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THAILAND and VIETNAM) and MONGOLIA

3 EUROPE (including RUSSIA and CIS), MIDDLE EAST, NORTH AMERICA, OCEANIA and SOUTH ASIA (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, INDIA, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN and SRI LANKA)

4 AFRICA, SOUTH/CENTRAL AMERICA (including WEST INDIES) and SOUTH PACIFIC ISLANDS

High Stakes News, archives and analysis at www.globalasia.org High Tech, How US-China Rivalry Is Squeezing Asia’s Middle Powers A JOURNAL OF THE EAST ASIA FOUNDATION | WWW.GLOBALASIA.ORG | VOLUME 17, NUMBER 4, DECEMBER 2022 US$15.00 W15,000 NEW ECONOMIC STATECRAFT ESSAYS Y Vinod K. Aggarwal & Andrew W. Reddie; Hideyuki Miura; Florence W. Yang; Jennifer Jackett; Seungjoo Lee; Heejin Lee; Laxman Kumar Behera; Margaret Kenney; Jaesik Choi IN FOCUS: THE IMPORTANCE OF SEMICONDUCTORS Wonho Yeon and S. Joon Kwon on a focal point of tech rivalry FEATURE: XI INPING’S HARD YEARS AHEAD William H. Overholt looks at threats facing China’s leader PLUS Marwaan Macan-Markar A cautionary tale of a collapse foretold: Inside Sri Lanka’s economic crash Rupakjyoti Borah How deeper defense ties between the US and India signal a generational shift Hyuk Kim What countries’ UN voting records reveal about North Korean nuclear issues Book Reviews Surveillance, China, diplomacy, authoritarians, Thais, spies: reviews of six new titles of interest in Asia. Plus selection of short reviews We Help Asia Speak to the World and the World Speak to Asia. In our latest issue: High Tech, High Stakes How US-China Rivalry Is Squeezing Asia’s Middle Powers Find out more, read our online edition or subscribe to our print edition at www.globalasia.org Try our digital edition: Read on any device. Issues just $5.99 each or $19.99 per year. Download the free Magzter app or go to www.magzter.com A JOURNAL OF THE EAST ASIA FOUNDATION HOW TO SUBSCRIBE Fill in the subscription form on the Koreana website (www.koreana.or.
SUBSCRIPTION RATES Postal Address Annual Subscription (airmail delivery included) Back Issues* (per copy) Korea 1 year 25,000 won 6,000 won 2 years 50,000 won 3 years 75,000 won East Asia 1 1 year US$45 US$9 2 years US$81 3 years US$108 Southeast Asia 2 1 year US$50 2 years US$90 3 years US$120 Europe and N. America 3 1 year US$55 2 years US$99 3 years US$132 Africa and S. America 4 1 year US$60 2 years US$108 3 years US$144 * For
there is an additional
for airmail delivery.
back issues,
charge
Subscription/Purchase Information
JOIN OUR MAILING LIST
OUR WEBSITE!
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.