www.fgks.org   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Phá rừng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Escarbot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 11:24, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (robot Thêm: zh:森林開伐). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Tập tin:Phá rừng.jpg
Rừng bị phá do cháy rừng
Rừng bị phá do khai thác bừa bãi

Tuy là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới nhưng phá rừng lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau.

  • Phá rừng là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất từ rừng sang các trạng thái khác (Palo et al., 1987; Turner & Meyer, 1994).
  • Phá rừng là thuật ngữ mô tả sự thay đổi hoàn toàn trong sử dụng đất từ rừng sang nông nghiệp, bao gồm cả canh tác nương rẫy và chăn thả, hay sử dụng đô thị. Nó không bao gồm rừng đã bị khai thác (thậm chí chặt trắng) và để cho tự tái sinh (WRI, 1992:118).
  • Phá rừng mang nghĩa hủy hoại hay làm mất đi thảm cây. từ làm mất hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái (Angelsen, 1995).

Hiện trạng

Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4 triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%). Riêng đối với Việt nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt nam vào khoảng 100.000 hecta.

Nguyên nhân của phá rừng

  • Nguyên nhân khách quan:
  • Nguyên nhân chủ quan:
  1. Do quy hoạch một số vụ việc , kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...
  2. Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.
  3. Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.
  4. Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.
  5. Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,...

Các mô hình phá rừng

  • Mô hình EKC (Environmental Kuznets Curve)
  • Mô hình sử dụng đất cạnh tranh
  • Mô hình chuyển đổi của hộ gia đình
  • Mô hình thể chế
  • Mô hình tổng hợp

Xem thêm