www.fgks.org   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Đậu Hà Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pisum sativum
Hạt đậu Hà Lan nằm trong quả
Cây đậu có quả
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Magnoliophyta
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Faboideae
Tông (tribus)Vicieae
Chi (genus)Pisum
Loài (species)P. sativum
Danh pháp hai phần
Pisum sativum
L.
Pisum sativum

Đậu Hà Lan (đậu pơ-tí poa, danh pháp hai phần: Pisum sativum) là loại đậu hạt tròn thuộc Chi Đậu Hà Lan, dùng làm thực phẩm. Đây là loài thực vật một năm, được trồng theo vụ vào mùa có khí hậu mát mẻ tại nhiều nơi trên thế giới. Mỗi hạt đậu có khối lượng từ 0,1 đến 0,36 gram.[1]

Hạt đậu Hà Lan được dùng làm thức ăn ở các dạng tươi, đông lạnh, đóng hộp, hoặc khô. Trong ẩm thực Việt Nam, quả đậu Hà Lan non còn được dùng nguyên quả cho các món xào hoặc canh.

Đậu Hà Lan là một loại cây thân thảo, có lá hình lông chim. Phần đầu của cuống lá là các sợi dây leo giúp cây quấn quanh các cấu trúc khác để phát triển. Hoa của đậu Hà Lan nảy mọc từ kẽ lá, có màu tím hoặc trắng. Quả của cây này dài, phẳng, có vỏ màu xanh và chứa nhiều hạt nằm gần nhau. Mỗi quả thường có từ 5 đến 6 hạt hình cầu.

Đậu Hà Lan thường được thu hoạch khi còn non để sử dụng trong ẩm thực, có thể dùng đậu Hà Lan ở dạng tươi, đông lạnh, đóng hộp hoặc khô.[2]

Là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, có hàm lượng chất béo thấp, đồng thời có hàm lượng chất xơ và khoáng chất cao. Đậu Hà Lan có thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, giảm viêm và cải thiện lượng đường trong máu.[3]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nghiên cứu Di truyền học[sửa | sửa mã nguồn]

Đậu Hà Lan được nhà khoa học Gregor Mendel chọn làm cặp tính trạng để nghiên cứu về gen di truyền. Nhờ đó mà giúp Mendel phát minh ra định luật Mendel. Mendel chọn đậu Hà Lan (Pisum sativum) làm đối tượng nghiên cứu vì chúng có hai đặc điểm cơ bản là: có nhiều tính trạng tương phản dễ quan sát và sinh sản bằng lối tự thụ phấn. Ngoài ra, đậu có hoa khá lớn nên thao tác dễ dàng; có khả năng cho số lượng hạt (đời con) nhiều; và nhiều giống đậu lúc bấy giờ có giá trị kinh tế cao.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Pea
  2. ^ “Những tác dụng của đậu Hà Lan trong y học mà bạn chưa biết”. VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ “Lợi ích bất ngờ về sức khỏe của món đậu Hà Lan”. Báp Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.